Vì sao bạn muốn đi du học nước ngoài?

Du học ở nước ngoài giúp bạn bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành. Việc học tập ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nhật…, bạn sẽ được học và thực hành một cách hiệu quả hơn trên cơ..

Có rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có thể theo đuổi giấc mơ du học và mỗi người đều có lý do riêng để thực hiện ước mơ đẹp này nhưng những lý do sau đây mà hầu như tất cả các bạn đều nghĩ tới và muốn thực hiện

Tuyển sinh du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Các bạn trẻ của chúng ta cũng đứng trước hàng ngàn những lựa chọn du học khác nhau như du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Mỹ,.. Nhưng một vấn đề bất cập trong việc đưa ra quyết định du học đó là các sinh viên không có những cân nhắc thực sự cẩn trọng và thường bị tác động bởi các điều kiện bên ngoài (ví dụ như xu hướng chung, giới thiệu của bạn bè…). Những điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một số bạn sinh viên cảm thấy thất vọng về những lựa chọn du học của mình sau khi đã tham gia học tập.

vi-sao-ban-muon-di-du-hoc

Trong một khảo sát gần đây trong cộng đồng du học sinh về việc mục đích học tập tại nước ngoài, đến hơn 50% sinh viên tham gia nói rằng việc nhìn vào cuộc sống tại điểm đến du học là những yếu tố quan trọng khi họ quyết định địa điểm du học và trường đại học. 20% trong số sinh viên khảo sát muốn đến những đất nước mà chính phủ của những nước này có giới hạn độ tuổi có thể uống đồ uống có cồn thấp hơn những nước khác. Các du học sinh cũng quan tâm rất nhiều đến những yếu tố trải nghiệm văn hóa nếu học tập tại nước ngoài. Một cuộc khảo sát trên 380 du học sinh bất kỳ thì có đến 63.1% sinh viên cho biết việc trải nghiêm văn hóa là lý do chính thúc đẩy họ đến với đất nước học đang theo học trong khi 58.5% cho rằng trải nghiệm sống tại nước ngoài làm cho họ hứng thú với việc du học. 51.6% sinh viên muốn đến những địa danh trong quá trình học tập tại đất nước khác. Chỉ 45.3% cho rằng chất lượng và các khóa học tại các trường đại học là một điểm ưu tiên hàng đầu, 45% sinh viên mong muốn có một tấm bằng tại một trường đại học nước ngoài trong CV của họ sẽ cung cấp những lợi thế so với các sinh viên khác trong quá trình tìm việc làm. Chúng tôi đã tổng hợp 7 lý do cụ thể như sau:

1. Tìm hiểu một nền văn hóa mới

Đi du học, bạn sẽ có cơ hội khám phá nền văn hóa đa dạng trên thế giới, qua đó thay đổi cách nghĩ theo chiều hướng tiến bộ hơn, sáng tạo hơn..  Được tìm hiểu và tận mắt trải nghiệm một nền văn hóa mới là một trong số những lý do tuyệt vời để học tập ở nước ngoài.

2. Trau dồi ngoại ngữ

Đi du học là cách tốt nhất để học hoặc tăng cường ngôn ngữ bản xứ. Không có trải nghiệm ngôn ngữ nào tốt hơn việc được sống trong môi trường bản địa và tiếp xúc với văn hóa địa phương mỗi ngày. Biết và thành thạo một ngoại ngữ nữa là một lợi ích rất lớn khi bạn tham gia học tập ở nước ngoài.

3. Phát triển kỹ năng mềm

Sự tự tin năng động của môi trường học tập tiên tiến sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp ở các công ty quốc tế khi ra trường. Các dự án, chiến dịch hoạt động nhóm của các trường đại học quốc tế sẽ cho bạn câu trả lời về vấn đề về giao tiếp, cách vượt qua các tình huống khó khăn, nắm bắt một cơ hội hay giải quyết các vấn đề khi làm việc nhóm. Và bài học lớn nhất bạn nhận được đó là làm thế nào để thích nghi với một môi trường hoàn toàn xa lạ.

4. Cơ hội trải nghiệm cuộc sống

Khi các bạn học tập và làm việc ở nước ngoài sẽ cho bạn những trải nghiệm thực tế, có nhiều bạn sinh viên chưa va chạm ngoài đời nên chưa biết thực tế cuộc sống khắc nghiệt như thế nào. Đây chính là cơ hội cho các bạn khẳng định bản thân mình, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn khi sống độc lập

5. Cơ hội được tuyển dụng cao

Kinh nghiệm học tập ở nước ngoài chứng minh với những nhà tuyển dụng tương lai rằng bạn là người độc lập, năng động, sẵn sàng chấp nhận thách thức và có khả năng giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, sau khi đi du học, cơ hội được tuyển dụng với mức lương cao là điều không khó

6. Nâng cao trình độ

Du học ở nước ngoài giúp bạn bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành. Việc học tập ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nhật…, bạn sẽ được học và thực hành một cách hiệu quả hơn trên cơ sở vật chất hiện đại cũng như nền giáo dục tiên tiến thế giới.

7. Cơ hội du lịch

Được đi du lịch nước ngoài chính là một trong những lý do của khá nhiều bạn trẻ. Khi đi học, các bạn đang đứng trước cơ hội được tới thăm nhiều địa danh nổi tiếng mà bạn chưa từng đặt chân tới. Hay một số chương trình học ở nước ngoài cũng có những buổi ngoại khóa hay du lịch khám phá. Đó là những cơ hội tuyệt vời cho bạn

Sau đây tôi sẽ trích dẫn suy nghĩ của một bạn trẻ về việc đi du học:

” Trong một vạn câu hỏi tại sao của cuộc đời, mình nghĩ câu hỏi “Tại sao đi du học ?” là một trong những câu hỏi quan trọng. Nếu bạn trả lời được nó, đó có thể là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời bạn. Tại sao?
Người Việt Nam mình có câu:

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Khi một bạn trẻ mới bước chân vào đại học và lưỡng lự về con đường sự nghiệp của mình: Có nên đi du học không hay ở nhà? Một số người lấy câu ca dao trên làm câu trả lời và mình thấy có hai cách hiểu:

+ Đi du học là không cần thiết, vì nói chung ở Việt Nam cách làm việc khác, văn hóa khác.

Bạn A tốt nghiệp đại học kinh tế và có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam, sau 3-4 năm đã có nhiều mối quen biết và có thể được cất nhắc làm trưởng phòng của một chi nhánh ngân hàng hay công ty chứng khoán. Trong khi bạn B đi làm 2 năm rồi đi học thạc sĩ tài chính ở nước ngoài 2 năm, khi quay trở về chưa chắc đã có được vị trí như vậy vì bị gián đoạn kinh nghiệm làm việc, kiến thức học ở nước ngoài đôi khi về Việt Nam cũng không áp dụng được nhiều. Ngoài ra đi du học lại hay có xu hướng nhìn thấy nhiều tiêu cực ở Việt Nam, lúc trở về dễ shock văn hóa ngược, và khó hòa nhập hơn.

+ Đi du học là tốt, nhưng không nên ở lại nước ngoài mà tốt nhất là quay về Việt Nam để phát triển sự nghiệp hoặc sống lâu dài.

Mình đã gặp một số bạn hiện đang du học ở Mỹ và trong số này có hai chiều hướng: một là học nhanh nhanh để về, vì nhớ nhà quá, thấy không đâu bằng nhà mình cả, và tất nhiên khi về với tấm bằng nước ngoài trong tay họ cũng sẽ có được sự tôn trọng nhất định trong mắt đồng nghiệp. Vị thế xã hội cũng được nâng cao. Lương bổng chắc chắn sẽ được tăng so với trước, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Vậy có gì mà phải đắn đo không trở về. Còn chiều hướng thứ hai (không áp dụng trong câu ca dao này), là những người đang mong muốn tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở xứ người. Một số sẽ cố gắng ở lại xin việc và định cư.

Trong bài viết này mình chỉ đặt trọng tâm phân tích cách hiểu thứ nhất vì đây thực sự là một bước ngoặt về tư duy để giúp chúng ta thoát ra khỏi tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”. Một khi đã thoát ra khỏi cái giếng rồi, thì chí ít là ếch nhà ta đã nhìn thấy bầu trời rộng hơn và biết là mình có nên quay trở lại với cái giếng hay nhảy đi tìm một vùng trời khác. Trong cả hai trường hợp thì cũng đều tốt hơn cho ếch cả :).

Mình đã từng là chú ếch trong cái giếng con đó và băn khoăn rất nhiều. Nhưng khi đặt ra câu hỏi: điều gì là ý nghĩa trong cuộc đời mình? Mình muốn làm gì trong 20 năm tới? Câu trả lời của mình là: mình muốn biết nhiều hơn về thế giới, trong 20 năm tới nếu có cơ hội mình sẽ làm kinh doanh. Nếu muốn mở một doanh nghiệp ở tầm quốc tế thì chắc chắn là mình nên có hiểu biết về văn hóa các nước.

Và đi du học không đơn giản chỉ là kiếm một tấm bằng, với mình đó còn là một tấm vé du lịch miễn phí để được biết đến những vùng đất khác nhau, để mở rộng thế giới quan, học hỏi cách sống và làm việc tiên tiến. Khi trở về Việt Nam dù có bị shock văn hóa ngược đi nữa, thì những hiểu biết đó sẽ đều có ích cho mình về lâu về dài. Nếu xét về cái lợi và cái hại thì rõ ràng là lợi ích lớn hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu mình chấp nhận ở Việt Nam và tập trung để phát triển sự nghiệp, không phải xa gia đình và người thân, điều đó cũng tốt nhưng còn cơ hội để mở mang thì chắc sẽ ngày càng hạn chế theo tuổi tác và trách nhiệm với công việc. Sức ì sẽ càng ngày càng lớn hơn.

Vì thế mà mình đạt mục tiêu lớn nhất sau khi tốt nghiệp đại học là xin học bổng đi du học. Một số bạn thì bắt đầu nhận ra mong muốn đi du học khi đã bắt đầu đi làm được một thời gian. Họ đã phải cố gắng rất lớn để bứt ra khỏi vòng xoáy của công việc để lo trau dồi tiếng Anh và tập trung làm hồ sơ. Quan điểm “ao ta” của các bậc phụ huynh và bạn bè đồng trang lứa cũng là một sức ép lớn, nhất là đối với các bạn nữ. Một số còn cho rằng du học mà xin học bổng được là điều không thể. Điều đó đôi khi khiến bạn cảm thấy mất hẳn “nhuệ khí” và chỉ muốn bỏ cuộc.

Mình muốn nhấn mạnh rằng việc đi du học được hay không không phải là vấn đề chính. Có rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn nếu bạn thực sự muốn. Vấn đề của chúng ta – nhất là những người trẻ tuổi, là có thực sự muốn được mở mang đầu óc, học hỏi những điều hay của thế giới hay không?

Một khi đã thoát ra khỏi cái đáy giếng rồi, bạn sẽ ngạc nhiên là bầu trời quá rộng lớn và bể học là vô cùng. Nếu cứ mãi ngồi dưới đáy giếng thì ta sẽ mãi chỉ là chú ếch con mà thôi “

còn bạn , bạn có suy nghĩ gì?

Có thể nói rất nhiều lý do để các bạn sinh viên quyết định việc đi du học cũng như đất nước mình đặt chân. Tuy nhiên bạn đừng quên một điều quan trọng nhất khi quyết định đi du học đó là: kiến thức và trải nghiệm vì nó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong tương lai. Hi vọng các du học sinh của chúng ta có những định hướng rõ ràng trước khi quyết định nhé

Chúc các bạn thành công!

2 Comments

  • Bài viết rất hay. Mình cũng đang phân vân. Đọc xong bài này mình có đủ quyết tâm thoát khỏi cái giếng rồi. Cảm ơn bạn.

    • Cám ơn bạn , nếu bạn có đủ quyết tâm rồi thì bắt đầu thôi. Đừng để cơ hội trôi qua lãng phí, sau này muốn đi cũng khó đó bạn

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*