Tín hiệu lạc quan từ thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những chính sách giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ về cho đất nước, trong những năm qua, tại Tiền Giang, công tác XKLĐ cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo c..

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những chính sách giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ về cho đất nước, trong những năm qua, tại Tiền Giang, công tác XKLĐ cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, nhưng công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, với số người tham gia XKLĐ chưa nhiều và không đạt chỉ tiêu hàng năm mà tỉnh đề ra.

 

Xác định thị trường tiềm năng

Trong khi tình hình xuất khẩu lao động tại Malaysia không mấy khả quan, thì từ năm 2010 đến nay thị trường lao động Nhật Bản lại có nhiều khởi sắc đối với Tiền Giang. Nếu như ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện Đề án XKLĐ, ở Tiền Giang không có một lao động nào tham gia XKLĐ tại Nhật Bản thì từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã có 329 lao động được XKLĐ tại Nhật Bản. Riêng trong quý I-2014, có 37 lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

tin-hieu-lac-quan-tu-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-tiem-nang       Lao động ThangLong OSC trong lợp học tiếng Nhật

Nhận thấy Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng nên vừa qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế quy trình tuyển chọn, đào tạo lao động của thị trường Nhật Bản ở các công ty xuất khẩu lao động tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo thông tin từ các đơn vị, Nhật Bản được đánh giá là một thị trường XKLĐ tiềm năng đối với Việt Nam, trong đó có Tiền Giang. Bởi nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều và mức lương khá cao. Khi XKLĐ làm việc tại Nhật Bản, người lao động có nhiều cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ hiện đại. Thời gian gần đây, đơn đặt hàng tuyển dụng lao động của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam cũng đang tăng mạnh.

Từ chỗ chỉ tiếp nhận lao động thuộc các ngành nghề kỹ thuật, cơ khí, giờ đây Nhật Bản đã mở rộng thêm một số ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam như: Nông nghiệp, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất…

Qua đó, có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng đã rộng mở. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, mặc dù các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động, bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe.

Lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc cần có và thực hiện 3 yếu tố then chốt là trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và tính kỷ luật.

Tùy theo từng đơn hàng cụ thể mà chi phí tham gia XKLĐ tại Nhật Bản dao động trong khoảng 3.500 – 3.800 USD cho 1 lao động xuất khẩu lao động Nhật Bản trong thời hạn hợp đồng 3 năm. Lương cơ bản của 1 lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản khoảng 30 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản, 1 lao động Việt Nam sẽ có một khoản thu nhập không hề nhỏ, với số tiền tích lũy khoảng 600 triệu đồng.

Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Tiền Giang vốn có lợi thế về nguồn nhân lực, với dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo, cần cù, chịu khó và có trình độ học vấn tương đối. Hơn nữa, hình ảnh người lao động của tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua được các công ty XKLĐ và các nước tiếp nhận lao động đánh giá cao.

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng công tác XKLĐ của tỉnh đang đứng trước những thách thức như: Do chịu nhiều áp lực từ suy giảm kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới làm cho nhu cầu về lao động giản đơn của các nước giảm đáng kể. Những hạn chế về thể lực, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật; nhận thức và sự quyết tâm làm giàu từ việc đi xuất khẩu lao động của người lao động chưa cao… Đó là những rào cản lớn trong việc triển khai thực hiện công tác XKLĐ mà tỉnh đang gặp phải.

Mục tiêu của tỉnh, kể từ năm 2014, tỉnh sẽ phấn đấu đưa khoảng 150 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Về thị trường lao động, các ngành chức năng của tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để đẩy mạnh tuyển chọn và đưa lao động đi XKLĐ tại các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Tỉnh cũng đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách về XKLĐ; tăng cường công tác tư vấn cho người lao động nắm bắt về thị trường XKLĐ, trong đó chú ý đến tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quy trình tuyển chọn…

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động có tay nghề, chuyên môn kết hợp với việc giáo dục, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động nhằm hướng đến mục đích là từng bước đưa lao động có tay nghề đi XKLĐ để có thu nhập tốt hơn.

Riêng về các chế độ, chính sách hỗ trợ cho lao động tham gia XKLĐ nước ngoài, ông Lê Văn Tươi, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: Nếu trước đây người lao động đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng để tham gia phỏng vấn định hướng, khám sức khỏe, làm hộ chiếu… thì hiện nay mức hỗ trợ này đã tăng lên 2 triệu đồng. Khi người lao động trúng tuyển đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ vay đến 80% chi phí đi XKLĐ. Đây là một trong những chủ trương mới mà tỉnh đang thực hiện đối với người lao động đi xuất khẩu lao động

baoapbac.vn

>> Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & HỢP TÁC QUỐC TẾ THĂNG LONG

Số 8 Cầu Dậu, đường Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 043.984 1822 – 043.984 1821

Website: http://thanglongosc.edu.vn/

Email: thanglongoscdk@gmail.com

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*