XKLĐ năm 2014 sẽ vượt mốc 100.000 lao động

Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong tháng 8, cả nước có 9.389 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số lao động xuất cảnh từ đầu năm đến nay lên 73.727 người, đạt 84,74% kế hoạch năm 2014 và bằng..

Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB-XH cho biết trong tháng 8, cả nước có 9.389 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số lao động xuất cảnh từ đầu năm đến nay lên 73.727 người, đạt 84,74% kế hoạch năm 2014 và bằng 134,52% so với cùng kỳ năm 2013. Đài Loan là thị trường dẫn đầu với 44.535 người (chiếm 60%), xếp thứ hai là Nhật Bản với 12.606 người (chiếm 17%).

Làm ở Việt Nam không sống nổi với lương

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nếu duy trì được số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài như trong tháng 8, dự kiến xuất khẩu lao động trong năm nay của Việt Nam vượt mốc 100.000 người, cao nhất từ trước đến nay.

lao-dong-nhat-ban2

Lao động đi xklđ Nhật Bản tham gia khóa đào tạo do Công ty Thang Long OSC tổ chức

Nhiều vấn đề bất cập

Sau gần 6 năm triển khai đề án, chỉ có 9.000 lao động tại các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, thấp hơn nhiều lần so với mục tiêu

Đến nay, sau gần 6 năm thực hiện thí điểm đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020” theo Quyết định 71/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 71), Cục Quản lý lao động ngoài nước vẫn chưa tổng kết được. Có quá nhiều khó khăn, bất cập dẫn đến hiệu quả của đề án không cao, cả doanh nghiệp (DN) XKLĐ lẫn người lao động (NLĐ) đều không mặn mà.

Người nghèo không muốn đi

Ngày 29-4-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 71. Mục tiêu đặt ra là trong giai đoạn thí điểm từ năm 2009-2010, đưa 5.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; từ 2011-2015, đưa đi 50.000 người và từ 2016-2020 tăng thêm 15%. Tổng kinh phí đầu tư của đề án là 4.715 tỉ đồng, trong đó phần vốn hỗ trợ NLĐ 1.542 tỉ đồng và vốn tín dụng ưu đãi 3.173 tỉ đồng.

Kết quả, trong năm thí điểm đầu tiên 2009, cả nước chỉ có khoảng 1.000 người xuất cảnh, năm 2010 tăng lên 3.850 người. Đến nay, sau gần 6 năm, số lao động xuất cảnh theo Đề án 71 chỉ trên dưới 9.000 người. Ở hầu hết các tỉnh có huyện nghèo thuộc phạm vi đề án, số lượng lao động tham gia đang… rụng dần. Điển hình là Thanh Hóa, địa phương có tới 7 huyện nghèo, từ 823 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài vào năm 2010 đã giảm xuống còn 451 người vào năm 2011, năm 2012 còn 310 người và năm 2013 chỉ khoảng 100 người.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước thừa nhận Đề án 71 gặp rất nhiều khó khăn nên không đạt mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân là vì phần đông lao động tham gia đề án là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có trình độ thấp (60% có trình độ tiểu học trở xuống). Do ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn cộng với hiểu biết hạn chế, tâm lý không muốn rời bỏ quê hương, bản làng đi nơi khác làm ăn, sinh sống, dẫn đến việc nhiều người không muốn tham gia XKLĐ, thậm chí bỏ cuộc giữa chừng.

Doanh nghiệp hết hồ hởi

Theo quy định, DN tham gia Đề án 71 được quyết toán phần kinh phí hỗ trợ NLĐ sau khi ứng trước, bao gồm: 100% phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi XKLĐ đối với lao động hộ nghèo và người dân tộc thiểu số; 50% đối với đối tượng khác ở 62 huyện nghèo; tiền ăn ở, sinh hoạt phí 40.000 đồng/người/ngày trong suốt thời gian học (tối đa không quá 1 năm); tiền ở 20.000 đồng/người/tháng; tiền trang cấp đồ dùng cá nhân 400.000 đồng/người. Bên cạnh đó là tiền tàu xe; chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp…

Với chính sách này, rất nhiều DN hồ hởi tham gia, đăng ký hợp đồng tốt nhất để được chọn vào đề án. Tuy nhiên, qua một thời gian, nhiều DN phải… bỏ của chạy lấy người. Lý do là tốn kém quá nhiều cho chi phí tạo nguồn, tuyên truyền nhưng số người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động quá ít khiến DN bị lỗ. Chưa kể, DN phải ứng trước số tiền khá lớn nhưng lâu được quyết toán.

Hệ quả là từ trên 50 DN xin tham gia đề án nay chỉ còn dưới 20. Trong đó, nhiều DN chỉ làm cho có chứ không còn hồ hởi như trước… Đơn cử, Công ty GMAS là một trong những DN tích cực tham gia đề án ngay từ đầu. Thế nhưng, sau 3 năm đầu tiên cung ứng được 400 lao động sang Malaysia, từ năm 2012 đến nay, công ty đã bỏ đề án.

nguồn: Người Lao Động

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*