Nhiều cạm bẫy, rủi ro từ xuất khẩu lao động “chui”

Người lao động khi đi làm việc bất hợp pháp không những bị thiệt thòi quyền lợi mà còn đối diện với rủi ro: không được pháp luật bảo vệ, ốm đau, bệnh tật phải đi khám “chui”, thậm chí có người bỏ mạng nơi xứ người. ..

Thời gian vừa qua thông tin về việc người Việt đi xuất khẩu lao động chui, làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài ngập tràn trên báo mạng và những hậu quả rủi ro mà nó mang lại thật sự khiến chúng ta đau lòng. Đi XKLĐ chui không những tiền mất tật mang, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước ( Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tình trạng lao động bất hợp pháp, bỏ hợp đồng của Việt Nam hiện vẫn ở mức cao. Chẳng hạn, thị trường Ðài Loan hiện có trên 22 nghìn lao động bất hợp pháp, còn ở Hàn Quốc là khoảng 15 nghìn người.

Chiều 14-11, tại tọa đàm “Phòng tránh rủi ro khi lao động ở nước ngoài”, Trưởng phòng Thông tin truyền thông ( Cục Quản lý lao động ngoài nước) Trần Thị Vân Hà cho biết, theo ước tính của Bộ LĐ-TB&XH, hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm, họ gửi về nước khoảng 2 – 2,5 tỷ USD.

Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có 4 hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm: Làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng các công ty dịch vụ; hợp đồng cá nhân; các doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài và doanh nghiệp đưa lao động đi; đi lao động ở nước ngoài theo diện đào tạo nghề.

xuất khẩu lao động chuiLao động “chui” trốn lực lượng chức năng của nước sở tại tiến hành truy quét

Hàng năm, có hơn 100.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức này. Tính riêng năm 2018 có hơn 146.000 người.

Đài Loan vẫn được đánh giá là một trong những thị trường có người lao động Việt Nam cao nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây số lao động đi Nhật Bản tăng lên rõ rệt, vượt qua lao động sang Đài Loan là 65.000 người.

Mặc dù số lượng lao động ở nước ngoài tăng nhanh nhưng tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng của Việt Nam vẫn ở mức cao. Chẳng hạn, thị trường Ðài Loan hiện có trên 22 nghìn lao động bất hợp pháp, còn ở Hàn Quốc là khoảng 15 nghìn người. Các bạn đi lao động chui, bất hợp pháp khi bị trục xuất về nước, người lao động sẽ không thể sang lại được nữa đó.

Phân tích về nguyên nhân khiến lao động bỏ trốn, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho hay, tình trạng lao động bỏ hợp đồng, ra ngoài làm việc bất hợp pháp ảnh hưởng xấu tới uy tín của lao động Việt Nam.

Tại Hàn Quốc, có trên 30% lao động Việt Nam khi hết hạn hợp đồng không về nước mà chọn ở lại làm việc bất hợp pháp. Việc này khiến một số nước hạn chế kí hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Qua điều tra thì những người đó không muốn về, vì ở lại làm việc bất hợp pháp kiếm thêm tiền do mức lương bên đó cao, còn về nước thì thu nhập không đạt được như thế. Bên cạnh đó, hiện cũng có một số doanh nghiệp thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động cao hơn so với mặt bằng chung, và đã có doanh nghiệp bị xử phạt.

Đề cập đến những rủi ro người lao động có thể gặp phải khi lao động bất hợp ở nước ngoài, bà Trần Thị Vân Hà cho hay, người lao động khi đi làm việc bất hợp pháp không những bị thiệt thòi quyền lợi mà còn đối diện với rủi ro: không được pháp luật bảo vệ, ốm đau, bệnh tật phải đi khám “chui”, thậm chí có người bỏ mạng nơi xứ người.

Ðể giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp thắt chặt khâu đào tạo, tuyển chọn. Sắp tới, trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi), Cục cho phép các công ty xuất khẩu lao động liên kết với trường nghề để tuyển chọn những lao động có ý thức, tay nghề.

Ngoài ra, sẽ thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp, đơn vị nào có tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao sẽ chịu biện pháp xử lý mạnh hơn.

Để hạn chế những rủi ro, người lao động khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động cần tìm đến những đơn vị có giấy phép do Bộ LĐ-TB-XH cấp. Như thế người lao động mới được đảm bảo đầy đủ quyền lợi sau khi xuất cảnh.

Tham khảo >> xuất khẩu lao động được Bộ Lao động Thương Binh Xã hội cấp phép

nguồn: An ninh thủ đô

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: