Hỗ trợ lao động tại Lybia khi về nước

Theo Cục Quản lý lao động Ngoài nước, trưa ngày hôm nay (12.8) Công ty Vinamex đã đưa 180 lao động về nước từ Cairo (Ai Cập) bằng đường hàng không. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành quyết định số 1012/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động ..

Theo Cục Quản lý lao động Ngoài nước, trưa ngày hôm nay (12.8) Công ty Vinamex đã đưa 180 lao động về nước từ Cairo (Ai Cập) bằng đường hàng không. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành quyết định số 1012/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn do tình hình bất ổn tại Libya.

 

Hơn 600 lao động tại Lybia về nước an toàn

Ngoài ra, 81 lao động khác của các công ty Sona, Vinamex và Lilama 10 được đưa về nước bằng các chuyến bay thương mại từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nâng tổng số lao động Việt nam về nước an toàn tính đến hết ngày 12.8.2014 là 887 người.

Cục Quản lý lao động Ngoài nước cũng thống kê, tại thời điểm này, đã có 209 lao động rời khỏi Lybia sang các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai cập để đợi vé máy bay thương mại về Việt Nam.

Dự kiến trong ngày mai (13/8), số lao động trên sẽ về hết Việt nam theo nhiều đường bay thương mại khác nhau. Toàn bộ số lao động này đều làm việc cho 3 nhà thầu xây dựng Hàn quốc có dự án tại Lybia.

 ho-tro-lao-dong-tai-lybia-khi-ve-nuoc

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành quyết định số 1012/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn do tình hình bất ổn tại Libya.

Quyết định có 2 nội dung hỗ trợ chính: Hỗ trợ chi phí mua vé máy bay cho người lao động về nước đối với những trường hợp chủ sử dụng lao động không có khả năng chi trả; hỗ trợ bằng tiền mặt đối với người lao động có thời gian làm việc tại Libya tính đến ngày 15/07/2014.

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH).

Mức hỗ trợ tiền mặt đối với người lao động căn cứ vào thời gian làm việc tại Lybia của lao động tính đến ngày 15/07/2014, Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH chia làm 4 mức như sau:

Mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ đủ 3 tháng trở xuống.

Mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 3 tháng đến đủ 6 tháng.

Mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng.

Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 12 tháng.

Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH nêu rõ: Người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc tại Libya theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ thêm 50% so với mức quy định trên. Như vậy, mức hỗ trợ cao nhất có thể lên tới 7.500.000 đồng/người.

So với mức hỗ trợ lao động phải về nước trước thời hạn do khủng hoảng chính trị tại Lybia năm 2011, được quy định tại Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2011 của Bộ LĐTBXH, mức hỗ trợ tại quyết định 1012/QĐ- LĐTBXH ngày 11/8/2014 của Bộ LĐ-TB&XH không cao hơn.

Cụ thể, Quyết định 940/QĐ-LĐTBXH quy định số tiền hỗ trợ (gồm tiền từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và tiền tài trợ) là: 8.000.000 đồng/người (lao động dưới 1 tháng tại Lybia); 6.000.000 đồng/người (từ 1 tháng đển đủ 2 tháng); 4.000.000 đồng/người (từ 2 tháng đển đủ 4 tháng) và 2.000.000 đồng/người (từ 4 tháng đến đủ 6 tháng).

Nhằm đảm bảo cho việc chi trả thuận lợi, Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH cũng quy định nhiệm vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có lao động làm việc tại Libya.

Cụ thể, các doanh nghiệp phải gửi văn bản tới Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đề nghị hỗ trợ (trong đó ghi rõ tổng số tiền hỗ trợ, số tiền hỗ trợ người lao động, số tiền hỗ trợ mua vé máy bay, số tài khoản, tên tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản).

Trong đề nghị phải kèm theo các giấy tờ sau: Danh sách người lao động được hỗ trợ theo từng đối tượng kèm theo bản photocopy hộ chiếu (bao gồm cả trang có đóng dấu nhập cảnh Việt nam) và thẻ lên máy bay của người lao động; hồ sơ chứng từ liên quan đến việc mua vé máy bay cho người lao động Việt nam.

Việc chi hỗ trợ cho người lao động phải đúng đối tượng và mức quy định; báo cáo kết quả chi hỗ trợ cho người lao động và quyết toán kinh phí hỗ trợ người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ.

Quyết định cũng nêu rõ, Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận danh sách người lao động được hỗ trợ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho người lao động.

nguồn: dantri

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*