Chàng trai Thái Bình và ước mơ sang Nhật du học

Chàng trai Thái Bình với ước mơ sang Nhật du học, không chỉ học giỏi mà Hà còn năng nổ tham gia nhiều hoạt động của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Trong kỳ thi du học sinh, Hà là một trong 13 người có số điểm Toán cao nhất ..

Lần trước chúng ta đã nhắc tới câu chuyện của bạn du học sinh Nhật Bản tên Duyên, một bạn nữ hiền lành, chăm chỉ với công việc phát báo hằng ngày để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống tại Nhật Bản, lần này chúng ta sẽ được gặp gỡ anh chàng sinh viên Bùi Mạnh Hà để xem cuộc sống của bạn ấy có gì đặc biết nhé

Tốt nghiệp trường kinh tế muốn sang Nhật du học

Hành trang sang Nhật du học của chàng trai Bùi Mạnh Hà (sinh viên năm ba khoa Xây dựng và kiến trúc – Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản) là những cuốn sách, cá khô và ước mơ cháy bỏng được học tập tại đất nước mặt trời mọc

Để thực hiện được ước mơ của mình, chàng trai trẻ 18 tuổi, con của một gia đình nông dân nghèo của đất Quỳnh Phụ – Thái Bình đã phải đạp xe đưa báo 20km một ngày, nhiều đêm chỉ ngủ 1-2h với những bữa cơm với cá khô mặn chát.

chang-trai-thai-binh-va-uoc-mo-du-hoc-nhat

Hà (ngoài cùng bên phải)và các thành viên trong Chi hội VYSA-TOKAI trong buổi đón bác Nguyễn Minh Triết sang thăm tỉnh Aichi vào ngày 14-11-2010. .

Vượt khó

Con đường du học Nhật Bản của Bùi Mạnh Hà không trải hoa hồng. Là cựu học sinh chuyên tin, nhưng vừa tốt nghiệp THPT, Hà lại đăng ký đi học tiếng Nhật tại một trung tâm dành cho học sinh du học Nhật Bản vừa học vừa làm.

“Đơn giản, mình chỉ muốn sang Nhật, học và mang những điều học được về phục vụ đất nước” – Hà chia sẻ – “Nhưng, sang Nhật du học mới thấm câu nói của thầy hiệu trưởng trường Đông Du: đó là địa ngục chứ chẳng phải thiên đường như ở nhà mơ ước”.

18 tuổi, nơi đất khách quê người, Hà “vập” ngày vào những khó khăn tưởng không thể vượt qua. Tám tháng học tiếng Nhật ở Việt Nam “không ăn thua”, hỏi mua đồ cũng… không sõi. Chỉ có bọc cá khô mang từ Việt nam sang là “quen” nhất. “Những ngày đó, mình và một người bạn chia nhau đi mua cơm ăn với cá khô. Mấy hôm sau mua được nồi cơm điện cũ, mới mua gạo tự nấu ăn”- Hà nhớ lại.

Dù được báo Asahi (Nhật Bản) nhưng để có đủ tiền trang trải cuộc sống, chàng trai cao 1m65, nặng 50 kg này phải đưa báo hàng ngày. Bất kể mưa đông, rét mướt, Hà dậy từ 2h, đưa báo đến 6h. Ca chiều từ 15h đến 17h30. Phải đạp xe 20km trong ngày, đến 300 hộ gia đình, “nhiều hôm đưa nhanh thì về nhà kịp ăn cơm đi học, nhưng ngày mưa thì chỉ kịp về thay quần áo ướt rồi đến lớp, mang theo cái bụng đói meo”.

Nhớ lại những ngày đầu “vào nghề”, chưa quen đường lại đèo nặng, Hà ngã xe liên tục. Ngã rồi lại dựng xe lên. Đi tiếp. Lại ngã. Lại đi tiếp… “Gần một tháng đầu, mình đi – ngã liên miên, thấy ngại cả với người đi đường. Nhưng, mình tự nhủ không bỏ cuộc”.

“Thủ lĩnh”

Vượt lên mọi gian khó, những cố gắng của Bùi Mạnh Hà đã “đơm hoa kết trái”. Sau khoảng hai năm (4 – 2006 đến 3 – 2008) ở xứ người, Hà là học sinh xuất sắc của trường Nhật ngữ Akamonkai- Tokyo. Trong kỳ thi du học sinh, Hà là một trong 13 người có số điểm Toán cao nhất

Không chỉ học giỏi, Hà còn năng nổ tham gia nhiều hoạt động của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Bùi Mạnh Hà được cộng đồng du học sinh nơi đây tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch VYSA (Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật) và Chủ tịch VYSA – TOKAI

Hà còn làm trưởng văn phòng đại diện của VARONET tại Nagoya- TOKAI với mục đích hỗ trợ, kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tỉnh Aichi, kêu gọi tài trợ, ủng hộ cho giúp những bạn trẻ học giỏi có hoàn cảnh khó khăn du hoc nhat ban

“VARONET mới thành lập nên chưa có học bổng riêng cho học sinh từng nước nhưng tỉnh Aichi hàng năm có 4 – 5 học bổng dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam và các nước Asean. Trong tương lai, VARONET sẽ xây dựng nguồn học bổng và hy vọng nhiều cơ hội sẽ đến với những người có khát vọng học hỏi ”- Hà chia sẻ.

Không những thế, Hà còn tham gia dạy tiếng Việt cho người Nhật. “Mình dạy tiếng Việt để người Nhật biết hơn về Việt Nam và cũng là cách nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình”.

Kinh nghiệm

5 năm học bên Nhật cũng không phải quá dài nhưng Hà có rất nhiều bí quyết chia sẻ với các bạn trẻ muốn du học Nhật Bản: “Tiếng Nhật rất quan trọng, bạn càng giỏi tiếng Nhật, càng dễ thắng học bổng”.

“Khó khăn lớn nhất khi học tiếng Nhật là viết chữ. Cần viết nhiều, viết thật nhiều. Học tiếng phải thật kiên nhẫn, không bao giờ được nản chí thì mới thành công”.

Bí quyết đạt được mục tiêu của Hà thật ngắn gọn: “Sống có ước mơ và hoài bão. Đó là động lực giúp mình vượt qua khó khăn thử thách”.

Đang là sinh viên năm ba của Đại học Tổng hợp Nagoya, cậu sinh viên quê Thái Bình đã “lập trình” cho tương lai của mình: “Sau khi học xong đại học, mình sẽ học thạc sĩ rồi về Việt Nam làm việc”.

Bùi Mạnh Hà sinh năm 1987, hiện là sinh viên Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản

Tháng 4- 2006 đến 3 – 2008: Học sinh giỏi xuất sắc Trường Nhật ngữ Akamonkai- Tokyo, Nhật Bản.

Tháng 4 – 2009 đến tháng 3 – 2010: Trưởng ban thể thao của VYSA-TOKAI.

Tháng 4 – 2010 đến nay: Phó chủ tịch VYSA, Chủ tịch VYSA-TOKAI.

Trưởng văn phòng đại diện VARONET tại Nagoya- Nhật Bản.

Du học sinh xuất sắc tại Nhật Bản về dự lễ hội “Du học sinh chào xuân 2011” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) ngày 29 – 12.

Các bạn thấy không, đi du học Nhật Bản không phải là sung sướng gì đâu nhé, bạn nào có ý nghĩ như thế thì nên thay đổi ngay nhé, các bạn hãy xác định là đi ra nước ngoài học là để trải nghiệm, học hỏi để trang bị cho mình những gì cần thiết cho tương lai.

Để tham khảo chương trình tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm với chi phí siêu tiết kiệm và có nhiều ưu đãi hấp dẫn tại ThangLongOSC vui lòng liên hệ hotline 0466866770 hoặc truy cập website thanglongosc.edu.vn or duhocnhatban68.com. Hãy để  ThangLongOSC đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn tới ước mơ!

 

( nguồn: TPO )

2 Comments

  • ô, bạn này ở Thái Bình này, đồng hương rồi còn gì hí hí. Mình cũng muốn được đi du học tại Nhật như thế này nhưng mà chưa học xong cao đẳng nên chưa đi được

  • Tôi muốn đi du học vào tháng 10.SDT của tôi là: 0988 845 750.

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: