Du học sinh Nhật Bản rộn ràng đón Tết xa nhà
Mặc dù Nhật bản không ăn tết nguyên đán như người Việt Nam nhưng các bạn du học sinh Nhật Bản vẫn rộn ràng chuẩn bị đón Tết xa nhà một cách đầy đủ nhất có thể
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là chúng ta bước sang 1 năm mới, một năm mới theo phong tục của người Việt Nam. Hòa chung với không khí đón Tết trên cả nước là các bạn du học sinh khắp thế giới đang rộn ràng đón Tết tại xứ người , đặc biệt là các bạn đi du học Nhật Bản
Người Nhật không đón Tết nguyên đán
Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch chính thức bằng công bố của chính phủ Nhật vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và sau đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873.
Việc thay đổi đón Tết Âm sang Tết Dương lịch mặc dù đem lại rất nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, nhưng cũng gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống văn hóa. Năm mới với mọi nơi trong lòng mọi người, là khi bắt đầu mùa xuân ấm áp, nhưng tháng 1 ở Nhật Bản là tháng lạnh nhất. Phải đợi đến tháng 3 khi hoa mận, hoa anh đào nở mới thực sự mùa xuân. Người Nhật cũng đã có sự hòa nhịp khác với lễ hội hoa anh đào nghênh xuân.
Ở Việt Nam vào ngày tết nguyên đán dù làm ăn xa ở tận nơi đâu nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cố gắng trở về đón năm mới cùng gia đình .
Tết cổ truyền là thời điểm cả gia đình đoàn viên nhưng đối với du học sinh, những người con xa quê thì Tết là những trải nghiệm vừa háo hức, vừa lạ lẫm. Dù không phải là cái tết hoàn hảo, cái tết đoàn viên nhưng những du học sinh Nhật Bản nói chung vẫn có nhau, vẫn cố gắng làm một cái Tết nguyên đán thật ấm cúng trên nơi đất khách quê người.
Du học sinh Nhật Bản tổ chức đón Tết xa nhà
Tuy nhiên, với các bạn du học sinh thì dù bận rộn với việc học hành, thi cử, cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, vẫn dành thời gian chuẩn bị những món ăn truyền thống và cùng nhau đón Tết cổ truyền.
Không có điều kiện được ở bên gia đình, người thân trong thời khắc đầu năm mới, các bạn trẻ đang học tập ở nước ngoài quây quần bên nhau đón Tết.
Nhiều sự kiện được du học sinh, cũng như cộng đồng người Việt tổ chức để giúp những người con xa quê vơi đi nỗi nhớ Tết cổ truyền.
Chương trình được tổ chức thường niên nhằm mang lại không khí Tết cổ truyền cho những người con xa quê.
Các bạn trẻ cùng nhau nấu những món ăn đậm chất Việt Nam như bánh chưng, giò chả, nem, bánh cuốn.
Các bạn trẻ như được hưởng cái Tết thật sự ở Việt Nam trên đất khách với những món ăn truyền thống (bánh chưng, nem rán, nem cuốn thịt, xôi gà, gà nướng, cháo thập cẩm, chả lụa, chả đùm, dưa muối, bò kho, bánh ướt, bánh bò, gỏi tôm và thịt, tai heo chua ngọt, sương sáo).
Những câu đối mừng xuân và các tiết mục văn nghệ liên hoan của các bạn trẻ đã tạo ra không khí tuyệt vời.
Những chương trình mang đậm bản sắc dân tộc cũng là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.
Đối với Nguyễn Thảo My (Học viện Nhật ngữ Manabi) đây là cái tết đầu tiên ở Nhật: “Lần đầu mình đón Tết xa nhà, mình có chút háo hức lại buồn vì nhớ quê, nhớ ngày tất niên đi chơi phố ngắm quất với đào cùng bạn bè… Mới ngày nào mà giờ đây mình đã ở xa quá.”
Nhiều bạn du học sinh Nhật Bản vừa háo hức vừa lạ lẫm khi đón cái Tết xa quê
Đinh Mạnh Hùng (Đại học Nagoya) chia sẻ: “Đây là năm cuối mình theo học tại đây. Đã một thời gian dài nhưng cái tết nào với mình cũng hụt hẫng và thiếu thốn. Mỗi lúc lên mạng lại tràn ngập nỗi nhớ những ngày tết nguyên đán về, nhà nhà bận rộn sắm sửa và sum họp bên những thành viên trong gia đình. Nhớ mâm cơm cúng gia tiên và khói hương nghi ngút, nhớ lì xì và nhớ cả những người thân trong gia đình mình nữa.”
Hai năm đón Tết ở Nhật, Trần Minh Thư (Đại học Quốc gia Kyushu) thèm cảm giác được cùng bố mẹ chọn đào, quất, chuẩn bị mâm cỗ đón năm mới. Nữ sinh cho biết, dù có chút buồn tủi, cô đơn nhưng Tết xa nhà mang đến ấn tượng về sự đoàn kết cộng đồng, dân tộc. Đây là dịp hiếm có để anh chị em người Việt gặp mặt trong chương trình “Tết yêu thương” do CO Japan tổ chức. Tại đây, Thư có thêm rất nhiều bạn bè, cùng chia sẻ cảm xúc với những người con xa quê.
Dù không thể về quê ăn tết nhưng qua tâm sự và cảm xúc khác nhau của mỗi du học sinh, chúng ta đều thấy được trong lòng những người con xa xứ một tình yêu gia đình và nhớ về quê hương đất nước. Quan trọng hơn cả, đổi lại cho những cái tết trên đất khách là sự trưởng thành, tình yêu thương gia đình được vun đắp và quyết tâm học tập để chờ một ngày không xa quay về tận hưởng tết đoàn viên.
Bên cạnh đó có nhiều nhóm du học sinh tự tổ chức chương trình vui liên hoan đón Tết, cũng có nhiều thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cùng nhau hòa chung không khí đón Tết nguyên đán tại xứ sở hoa anh đào
Ăn tết nguyên đán mỗi nơi mỗi khác, phong tục tập quán khác nhau nhưng mọi người đều mong muốn cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc muôn nhà…
Trung tâm du học Nhật Bản Thăng Long xin được gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các bạn du học sinh và người lao động đang học tập và làm việc ở Nhật Bản nói riêng cũng như các nước khác trên thế giới nói chung. Chúc các bạn một năm mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc
Tin liên quan:
- Du học Nhật Bản vừa học vừa làm sướng hay khổ?
- Du học Nhật Bản và những trải nghiệm thú vị trong tháng đầu tiên ở Nhật
- Du học Nhật Bản vì không màu hồng nên giúp bạn mau trưởng thành hơn!
- Nghe senpai chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật Bản: Mỗi thử thách là một cơ hội!
- Tại sao nước Nhật kiên quyết thắt chặt visa du học Nhật Bản với DHS Việt?
- Đi du học Nhật Bản được 1,5 triệu Yen nhờ ý tưởng kinh doanh ở Nhật
- Tâm sự của du học sinh Diệu Phúc: Nhật Bản trong tôi là…
- Phấn đấu du học Nhật Bản để thỏa ước mơ mặc váy dạo ngắm hoa anh đào