“Cơn lốc” cơ hội hấp dẫn cho người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đi Nhật trong thời đại này bỗng mơ hồ trở thành một “biểu tượng” cho sự giàu có, khấm khá nhanh chóng ở nhiều làng quê Việt. Cũng là lẽ thường, khi một người lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản và làm việc theo hợp đồng 3 năm mang về cho gia đình từ 500 đến 900 triệu, có những người thu nhập đến hàng tỷ – những con số không tưởng về thu nhập nếu cứ giữ mãi những tư duy tiểu nông khi còn quanh quẩn sau lũy tre làng. Chưa kể những giá trị ngoài hiện vật và có ý nghĩa lâu dài như: suy nghĩ cấp tiến, ý thức kỷ luật khi làm việc, những kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề và vốn liếng ngoại ngữ rất cần cho khởi nghiệp khi quay về quê hương.
Hấp dẫn là thế nên đưa người đi Nhật Bản làm việc theo diện thực tập sinh, tu nghiệp sinh, kỹ thuật viên, kỹ sư,… cứ dần chiếm lĩnh thị phần cao thứ nhất về chất lượng và thứ 2 về số lượng trong hoạt động xuất khẩu lao động nước ngoài. Quy luật cung – cầu cũng đẩy quan hệ hợp tác Việt – Nhật thêm nồng ấm, khăng khít đã tạo nên ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người có nhu cầu, nguyện vọng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Năm 2016, Bộ LĐ,TB&XH tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống có thu nhập cao với mục tiêu đưa 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài tại hai thị trường trọng điểm là Đài Loan và Nhật Bản.
Thông tin mới đây của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, Cục này đang thực hiện tuyển chọn 500 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại tất cả các tỉnh, thành phố của Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội cho người lao động trong nước thâm nhập thị trường tiềm năng này.
Đây là chương trình phi lợi nhuận theo thảo thuận hợp tác giữa Bộ LĐ,TB&XH Việt Nam và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Theo đó, ngành nghề tuyển chọn đợt này gồm xây dựng, sản xuất chế tạo và nhiều ngành nghề liên quan khác, trong đó lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn.
Theo bà Trần Thị Vân Hà, Cục Quản lý lao động ngoài nước, người trúng tuyển phải tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước thời gian từ 4 đến 8 tháng phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty tiếp nhận, đồng thời phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo được thống nhất giữa Trung tâm trên với IM Japan. Các khoản phí về vé máy bay, học phí khóa đào tạo chính thức bốn tháng, đào tạo nghề và phí ôn tập một tháng trước khi xuất cảnh sẽ được IM Japan đài thọ. Ngoài ra, đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ chi phí xuất khẩu lao động ngoài diện đài thọ của IM Japan; người lao động thuộc huyện nghèo nhưng không phải là đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo.
Cũng theo bà Hà, người trúng tuyển sẽ được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật ba năm tại Nhật Bản với mức lương cơ bản khoảng từ 125.000 – 150.000 Yên/tháng. Trong ba năm làm việc tại Nhật Bản, mỗi thực tập sinh có thể tích lũy được khoảng 500 – 600 triệu đồng. Khi hoàn thành chương trình thực tập sinh Nhật Bản, nếu về nước đúng thời hạn, thực tập sinh còn được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 Yên/người (tương đương khoảng 120.000.000 đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp.
Cũng cần nói thêm, mới đây Nhật Bản đã có chính sách nới lỏng thời gian lưu trú từ 3 năm lên 5 năm cho người lao động. Đây là tín hiệu vui đối với người lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Theo chính sách này, những thực tập sinh đã hết hạn ba năm, sau khi về nước đúng hạn trên một năm sẽ được phép quay lại Nhật thực tập tiếp tục hợp đồng ba năm nữa. Quy định cũ không cho phép thực tập sinh hết hạn về nước quay lại Nhật Bản với cùng tư cách lưu trú thực tập sinh.
Là thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng thực tập sinh gia tăng hằng năm, thị trường lao động tại Nhật Bản có sức thu hút người lao động bởi mức lương cao, môi trường làm việc lý tưởng, chế độ phúc lợi tốt và hành lang pháp lý bảo vệ người lao động chặt chẽ. Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc và thu nhập cho người lao động trong nước. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi thị trường này rất khắt khe trong tuyển dụng. Người lao động sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhất là về ngoại ngữ và về điều kiện khí hậu.
Bên cạnh đó, tình trạng lừa đảo đưa người lao động đi Nhật Bản đã xuất hiện ở nhiều địa phương dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. Không ít doanh nghiệp công khai quảng cáo tuyển chọn, tư vấn đi làm việc tại Nhật Bản để thu tiền trái phép của người lao động. Trong đó, phổ biến là lừa tiền cọc, học phí, dịch vụ phát sinh, lừa tiền chống trốn. Do đó, Hiệp hội Xuất khẩu lao động cho rằng, cần xây dựng môi trường xuất khẩu lao động lành mạnh nhằm cung cấp thông tin chính thống để tránh tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động, tạo niềm tin và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người lao động. Đồng thời cần có chiến lược tổng thể, dài hạn trong đào tạo nguồn lao động chất lượng, giỏi ngoại ngữ để đáp ứng những yêu cầu khắt khe từ phía Nhật Bản, đủ sức cạnh tranh nhằm giữ chân được thị trường tiềm năng này.
Nhật Bản ngày càng nới rộng các quy chế và ưu ái hơn trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc. Đó là tín hiệu vui song hành cùng các tín hiệu tốt khác từ thu nhập cao, tích lũy lớn và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước cho người tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, “cái gì cũng có giá của nó” để “thi đậu” các đơn hàng đi Nhật và đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng khá khắt khe của đối tác Nhật, đòi hỏi người lao động phải nỗ lực rất nhiều từ việc học tiếng, học nghề đến học cả thái độ giao tiếp, nguyên tắc làm việc.
Nói thế để thấy rằng quá trình trước khi sang Nhật làm việc là quá trình “dài” và quan trọng thế nào? Tại sao lại vậy? Bởi nếu bạn chọn sai công ty tư vấn, chọn sai nơi gửi gắm niềm tin, bạn hoàn toàn có thể bị suy nghĩ lệch hướng hoặc chật vật trong thủ tục, bị “ăn chặn” chi phí xuất khẩu lao động, tệ hơn bị lừa đảo bởi cò mồi, bọn buôn người,… dẫn đến tiền mất tật mang.
Trước thực trạng đó việc tự trang bị những kiến thức, hiểu biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản giữa nhan nhản thông tin không rõ thực hư như hiện nay là điều rất cần thiết. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp miễn phí từ ThangLong OSC khi gọi đến hotline 0466866770. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp minh bạch, rõ ràng các đơn hàng, thủ tục, điều kiện để bạn tham khảo và tự quyết định. Ngoài hỗ trợ tư vấn xuất khẩu lao động Nhật miễn phí, hiện nay Thang Long OSC đang triển khai giảm phí 10 triệu cho người lao động đăng ký đi Nhật trực tiếp tại công ty hoặc thông qua website thanglongosc.edu.vn.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 233 – 0981 079 362 – 0981052583
(Theo báo Văn hóa)
Tin liên quan:
- Nhật Bản, Đài Loan vẫn là thị trường XKLĐ trọng điểm của Việt Nam năm 2017
- Năm 2017 số lượng người đi xuất khẩu lao động đạt kỷ lục
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Giấc mơ Nhật của một tu nghiệp sinh
- Doanh nghiệp Nhật gặp gỡ thân mật 5 gia đình thực tập sinh
- Tưng bừng đón giáng sinh yêu thương tại Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long
- Tri ân thầy cô nhân ngày Hiến chương các nhà giáo tại Trung tâm đào tạo
- Tin nóng: Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động
- Tưng bừng lễ tổng kết năm 2016 và kỷ niệm 4 năm thành lập công ty Thang Long OSC
3 Comments
chi phí đi nhật bây giờ hết bao nhiêu hả b?
Chào Tuấn Anh
Đi XKLĐ Nhật Bản tùy vào từng đơn hàng có mức phí khác nhau bạn nhé, nếu bạn muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang nhật thì hãy qua trực tiếp công ty tìm hiểu và để cty xem bạn phù hợp với công việc nào
Công ty có những đơn hàng nào đi nhật dễ trúng tuyển ko ạ