Du học ở Nhật Bản: Những khó khăn và thuận lợi

Khi mới bước chân sang du học ở Nhật, các bạn sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi gì? cuộc sống, văn hóa, chi phí đắt đỏ, rào cản ngôn ngữ hay nhớ nhà...Tuy nhiên, bạn muốn có được hiểu biết bạn cũng cần thử thách và đôi khi ..

Khi các bạn mới đặt chân sang Nhật Bản để du học, các bạn sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi gì?


Nhật Bản đang là một mục tiêu nhắm đến của rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam. Hầu hết du học sinh đều quan tâm đến những thuận lợi và khó khăn khi du học tại quốc gia được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc này. Nếu như bạn đang có ý định du học ở Nhật Bản , hãy cùng Thang Long OSC điểm qua

Khó khăn

Cuộc sống ở Nhật Bản: Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.  Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

du-hoc-o-nhat-kho-khan-va-thuan-loi

Về văn hóa ẩm thực:   Khác với Việt Nam, họ không dùng nước mắm để ướp thức ăn hay làm nước chấm mà họ chỉ dùng nước tương Nhật (shoyu). Ngoài ra, họ cũng ít dùng các loại rau thơm như ngò, thì là, hành tím để tạo hương vị cho món ăn. Vì vậy, những du học sinh Việt Nam khi mới sang Nhật thường không quen ăn các món Nhật. Ngoài ra, người Nhật thường ăn sáng ở nhà thay vì đi ra ngoài. Nên ngoại trừ các cửa hàng tiện lợi như Family Mart mở cửa suốt 24h, các quán ăn ở Nhật thường bắt đầu mở cửa từ 10h30 sáng. Vì vậy, các du học sinh Việt Nam quen với việc ăn sáng ở ngoài, sẽ tìm đỏ mắt cũng không thấy những quán ăn phở, hủ tiếu như ở Việt Nam.

Cách suy nghĩ:  Người Nhật thường rất ngại làm điều gì gây phiền hà người khác. Khi làm bất cứ việc gì với người khác, họ thường trao đổi, lắng nghe ý kiến của nhau. Khi có những ý kiến trái ngược nhau, họ vẫn tôn trọng ý kiến của nhau, và cố gắng đưa ra hướng làm việc mà cả hai đều cảm thấy thoải mái. Mỗi khi họ không thực hiện được điều gì như đã hẹn thì họ luôn thông báo trước và xin lỗi đối tác. Đây là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Nhật. Một số bạn Việt Nam chưa hiểu được việc này nên đôi khi gây ra những “sự cố” đáng tiếc.

Sự đắt đỏ:  Nhật Bản là một nơi đắt đỏ nhất thế giới. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, những sinh viên du học ở Nhật Bản tự túc mà sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu.

Học phí của các trường đại học quốc lập không phân biệt theo ngành học, do Chính phủ quy định và bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Tại các trường tư lập, mức học phí rất khác nhau theo trường và ngành học. Ngoài tiền học phí, trong năm đầu tiên, sinh viên còn phải trả một khoản tiền nhập học trung bình vào khoảng 280.000 yên.  Tuy đắt đỏ nhưng cũng không phải là không có cách tiết kiệm. Vấn đề là làm sao chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập.

Ngôn ngữ: Một khó khăn thứ hai là hàng rào ngôn ngữ.  Người Nhật họ rất coi trọng ngôn ngữ của họ, trong cái bài học các bài giảng và tài liệu chủ yếu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Do đó, để có thể nhanh chóng hoà đồng và bắt nhập với cuộc sống học tập tại Nhật Bản, bạn cần nỗ lực để tự chuẩn bị vốn tiếng Nhật cho mình trước khi qua Nhật.

Nhớ nhà:  khi du học ở nước ngoài, các du học sinh sẽ không được ở gần người thân, bạn bè người Việt. Khi đó, nỗi nhớ nhà được thể hiện qua những việc rất đỗi đời thường như thèm những món ăn mẹ nấu, thèm nghe mùi thơm của một món ăn, thèm được gặp người Việt để trò chuyện bằng tiếng Việt,… Thêm vào đó, các du học sinh sẽ phải tự làm việc nhà như nấu nướng, vệ sinh nhà cửa. Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, các du học sinh thường tự nấu ăn ở nhà. Những bạn dù chưa từng vào bếp ở Việt Nam, nhưng sang đến Nhật một thời gian chắc chắn sẽ có thể tự tin tuyên bố:” Tôi có thể nấu ăn”.

Thuận lợi

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đó là câu mà từ đời ông cha ta dạy cho ta từ thuở còn nhỏ. Đi càng học hỏi thì hiểu biết của chúng ta càng nhiều. Tuy nhiên, bạn muốn có được hiểu biết bạn cũng cần thử thách và đôi khi là mất mất có thể là công sức, hay tiền bạc…. Việc đi du học Nhật Bản cũng vậy, bạn muốn học hỏi, muốn hiểu biết từ một nước có nền kinh tế được xếp hàng những nền kinh tế hàng đầu thế giới này, chắc chắn bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những thách thức hay những khó khăn – khi bạn phân tích được khó khăn và thuận lợi từ việc đi du học Nhật Bản. Mặt khác, ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin về du học Nhật Bản. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên của thanglongosc.edu.vn tổng hợp được sẽ giúp các bạn  có một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo

Chúc các bạn may mắn!

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*