Việt Nam có nên xuất khẩu Tiến sĩ, Thạc sĩ ?

Lao động của chúng ta thông thường là lao động chân tay, không được đào tạo bài bản, hầu hết từ trước đến nay chúng ta chỉ xuất khẩu chủ yếu là sang châu Phi, Hàn Quốc làm nông nghiệp, đó là vấn đề thể hiện rất rõ...

Việt Nam có nên xuất khẩu Tiến sĩ, Thạc sĩ như nước Ấn Độ không? Trước tình hình số lượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng kèm theo đó là vấn đề việc làm

Với năng lực, trình độ của các GS.TS Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang nước ngoài, để nâng cao hiệu quả lao động.

>> Nước Nhật khát lao động Việt Nam

Lao động Việt cần cù theo kiểu nông dân

Theo truyền thông quốc tế, mỗi tháng Nhật Bản có hàng chục nghìn việc làm được đăng tuyển mà không có ai nộp hồ sơ. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở VN ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề.

Bày tỏ quan điểm với Đất Việt, ngày 6/9, ông Lê Văn Bảnh – Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: “Nhật Bản là thị trường hay có yêu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ cao, có tay nghề cao, nhưng hầu hết là lao động của VN không đáp ứng được.

Lao động của chúng ta thông thường là lao động chân tay, không được đào tạo bài bản, hầu hết từ trước đến nay chúng ta chỉ xuất khẩu chủ yếu là sang châu Phi, Hàn Quốc làm nông nghiệp, đó là vấn đề thể hiện rất rõ.

Nói ngay đến thị trường trong nước rất khát nguồn lao động trình độ cao, nhưng tuyển dụng cũng không có đủ để đáp ứng”.

Lấy ví dụ cụ thể, theo ông Bảnh, một số Doanh nghiệp ở Bình Thuận, Khánh Hòa, rất cần những kỹ sư có trình độ tay nghề cao, nếu không tuyển thì không đủ điều kiện hoạt động nên họ đưa lao động Trung Quốc vào, dẫn đến tình trạng nhập nhèm lao động trình độ cao và lao động phổ thông.

Tuy nhiên, ông Bảnh cho rằng, qua đó cũng thấy chiến lược đào tạo của chúng ta hiện nay đang bị lệch, cái mà thế giới cần thì chúng ta không đào tạo, mà chỉ đi đào tạo những chuyên ngành dễ, chẳng hạn: Ngân hàng, Tài chính, Quản trị kinh doanh, đào tạo ít tốn kém, học sinh nhiều nên tiền học phí thu được vô cùng cao.

Trong khi, ra nước ngoài hiện nay họ không sử dụng nhóm lao động này, hiện tại họ đang thiếu những lao động được đào tạo kỹ thuật bài bản, chính vì thế mà một số các công ty, DN nước ngoài đầu tư tại VN như Samsung, họ rất thiếu nhưng con người phục vụ hỗ trợ sản xuất ốc vít tốt, chứ không cần đội ngũ quản lý tốt.

Ông Lê Văn Bảnh cho biết thêm: “Sắp tới chúng ta làm các nhà máy điện nguyên tử, toàn bộ lao động kỹ thuật cao đều được thuê của nước ngoài, bởi nhân lực của chúng ta không có, để thấy vấn đề quan trọng hiện nay là vấn đề đào tạo.

Đặc biệt tính công nghiệp của chúng ta chưa đạt, hiện nay, cứ nói nhân dân chúng ta cần cù, nhưng thực ra là làm theo kiểu nông dân. Ví dụ, như người nông dân ở ĐBSCL, thích lên là làm, không tuân thủ theo giờ giấc, không có quy củ, nghỉ lễ thì dài ngày”.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển nông thôn, ĐH Cần Thơ, đã từng có 4 năm học Tiến sĩ bên Nhật Bản, chia sẻ: “Tôi nghĩ việc Nhật Bản cần tuyển dụng, đó là cơ hội cho VN, nhưng vấn đề tổ chức quản lý của chúng ta hiện nay có vấn đề, nên việc nắm bắt cơ hội là vô cùng khó khăn.

Hiện tại, nguồn lao động của VN có mấy cái hạn chế: Thứ nhất, thiếu sự quản lý nên một số người đi lao động trốn đi làm việc khác, nên nhà nước phải hỗ trợ chính phủ ban hành chính sách cho lao động nước ngoài 100% với lãi suất ưu đãi, để họ đóng khoản thế chấp, đó là số tiền lớn đã và đang thất nghiệp. Thứ hai, trình độ ngoại ngữ kém, trong khi nó là vấn đề quan trọng”.

Chính những điều này, đã dẫn đến thực trạng, lao động của VN vẫn chủ yếu là lao động giá rẻ, chất lượng kém. Bên cạnh đó, mặc dù luôn vượt trên các nước Malaysia, Singapore, Thái Lan trong các cuộc thi tay nghề trong khu vực, nhưng năng suất lao động của người VN kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần, và bằng 2/5 năng suất lao động của người Thái Lan.

Nên mới dẫn tới thực trạng các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, nguồn lao động kỹ thuật cao đều phải chuyển từ nước họ qua.

Nên ưu tiên xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?

Nhìn nhận ở góc độ lợi ích khi xuất khẩu lao động Nhật Bản, ông Bảnh cho hay: “Đại đa số các trường Đại học ở khu vực ĐBSCL ít sinh viên, nhưng đi xin việc cũng không được nhận, do chất lượng đầu vào, chương trình đào tạo kém, vấn đề đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng hiện nay không có, nên không được tuyển dụng.

Cho nên, nếu như xuất khẩu Tiễn sĩ, Thạc sĩ thì vẫn có ăn có học, có bằng cấp thì sẽ tốt hơn rất nhiều là đội ngũ không có bằng cấp. Hiện nay chúng ta xuất khẩu qua Hàn Quốc, châu Phi đều là lao động cơ bắp, trình độ thấp. Đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể giải quyết vấn đề việc làm

theo báo Đất Việt

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*