Sau thí điểm đưa lao động sang Angola hợp pháp

Thực ra Angola không phải là thị trường mới bởi hiện có trên 40.000 lao động Việt Nam đã làm việc từ hơn 10 năm nay rồi. Tuy nhiên, tất cả lao động đều đi theo con đường bất hợp pháp hoặc du lịch. ..

Sau thời gian thí điểm đưa lao động sang Angola hợp pháp thì một số doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Angola đã đưa ra một số ý kiến như sau:

 

Cơ hội xuất khẩu lao động dành cho lao động tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… rất rộng bởi một số doanh nghiệp đang “khát” người để tuyển xuất khẩu lao động sang Angola làm việc với mức lương trên 1.000 USD/tháng”

Theo một chủ doanh nghiệp XKLĐ, trước đây, đưa lao động sang Angola làm việc là bất hợp pháp và chủ yếu đi “chui”. Từ năm 2014, trước nhu cầu về nhân lực từ thị trường này, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã chính thức “mở cửa” bằng việc ra quyết định cho phép 4 DN và dự kiến năm 2015 có thêm 2 doanh nghiệp XKLĐ nữa được tuyển dụng

Chữ tín mới bền

Ông nói sao trước quyết định này?

Thực ra Angola không phải là thị trường mới bởi hiện có trên 40.000 lao động Việt Nam đã làm việc từ hơn 10 năm nay rồi. Tuy nhiên, tất cả lao động đều đi theo con đường bất hợp pháp hoặc du lịch. Còn chuyện được lựa chọn để làm thí điểm, tôi dám chắc, nếu DN không có chữ “tín” thì không bao giờ Cục có quyết định đó.

Kinh nghiệm từ chính bản thân cho thấy, thị trường lao động nào cũng có rủi ro, có ưu điểm, nhược điểm. Song, để hạn chế rủi ro ở một thị trường lao động mới, cũng cần có thực tiễn. Có nghĩa, DN phải đến tận nơi để gặp gỡ chủ sử dụng lao động rồi vào tận nhà máy hoặc nơi làm việc để phỏng vấn trực tiếp những lao động từng làm việc và các chế độ họ đang được hưởng, môi trường làm việc có thật sự phù hợp với người lao động Việt Nam hay không.

Ông đã tìm hiểu gì ở thị trường lao động Angola?

Như đã nói ở trên, Angola không phải là thị trường mới và đem lại cho người lao động thu nhập từ nghề sửa chữa xe, lái taxi, xây dựng… Ngoài ra, họ cũng đang rất cần nhiều lao động làm nghề sơn sửa móng tay với mức lương “cứng” 800 USD/tháng (chưa kể tiền “bo” từ khách). Tuy nhiên, nghề này vẫn bị xã hội coi là nhạy cảm nên chúng tôi cũng chưa dám tuyển. Cũng theo khảo sát của chúng tôi, lao động mới sang sẽ được hưởng mức lương trung bình từ 700 – 800 USD/tháng/người và nhận hơn 1.000 USD/tháng/người nếu làm việc trên 1 năm.

Tôi khẳng định đây vẫn là thị trường xuất khẩu lao động tốt, Nhà nước cần tạo điều kiện để DN có thể tiếp cận. Lý do bởi chi phí y tế bên Angola rất đắt nên rất nhiều chủ sử dụng lao động không mua bảo hiểm cho người lao động. Lúc này, chỉ có DN hợp pháp mới làm việc đó.

Cụ thể như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, chúng tôi trích từ mỗi lao động 100 USD để mua bảo hiểm thân thể cho họ. Có vậy, gia đình họ mới có thể nhận được 10.000 USD nếu lao động tử vong và bản thân người lao động nhận được 3.000 USD nếu phải nhập viện. Ngoài ra, DN sẽ giải quyết tất cả phát sinh, rủi ro cho người lao động khi sang đó làm việc.

sau-thi-diem-dua-lao-dong-sang-angola-hop-phap

Đỡ đầu

Để được làm việc Angola, lao động cần những điều kiện gì?

Đợt đi đầu tiên này, chúng tôi dự kiến tuyển 50 lao động nông thôn là nam giới (chủ yếu là người Nghệ An, Hà Tĩnh), tuổi từ 18 – 40, có sức khỏe tốt, có nghề xây dựng và lý lịch trong sạch. Đến thời điểm này, Cty đã lựa chọn được gần ½ chỉ tiêu rồi và đang hoàn thiện dần hồ sơ, thủ tục để xuất khẩu. Riêng mức lệ phí, mỗi lao động đóng từ 4.500 – 5.000 USD/người và được dạy được tiếng Bồ Đào Nha miễn phí ngay tại Việt Nam.

Ý thức của người lao động luôn bị chủ sử dụng kêu ca nhiều nhất. DN sẽ làm gì để khắc phục trong đợt tuyển này? DN sẽ đứng ở đâu nếu lao động hết việc trong khi thời hạn làm việc vẫn còn?

Có thể nói, ý thức vô tổ chức của nhiều lao động luôn bị chủ sử dụng nhiều nước băn khoăn, trăn trở. Dù đã được giáo dục định hướng trước khi đi nhưng đây là bản tính từ nhỏ của họ nên không thể sửa đổi ngay trong ngày một ngày hai. Vì vậy, chúng tôi sẽ lựa chọn khá chặt chẽ ngay từ vòng đầu tiên.

Cũng trong thời gian 2 năm ký hợp đồng lao động, chúng tôi sẽ đóng vai trò là “bà đỡ”, luôn đứng bên cạnh họ và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng mới. Đây cũng là mặt lợi nếu như lao động đi theo con đường công khai từ DN được cấp phép.

Kế hoạch tiếp theo của Cty là gì, thưa ông?

Ngoài thị trường truyền thống như xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan thì chúng tôi sẽ tiến tới khai thác những thị trường mới nhưng sẽ đem lại thu nhập cao cho người lao động. Ví dụ Belarus cũng là thị trường tiềm năng bởi ở đây đang có rất nhiều chính sách ưu ái cho người lao động, chủ yếu là xây dựng. Tại đây, môi trường tốt, chế độ an sinh tốt nhưng luật pháp lại rất nghiêm minh bởi người lao động chỉ cần 3 lần vi phạm trong 1 năm thì sẽ bị trục xuất ngay về nước. Đánh nhau phải vào bệnh viện thì ngay lập tức phải về nước, dương tính với ma túy thì vào ngay trại giam…

Xin cảm ơn ông!

Nhận xét về thị trường lao động Angola, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Đại sứ quán thẩm định và đã cho phép thí điểm thực hiện một hợp đồng đưa lao động sang Angola với số lượng 50 người. Ngoài ra, đại sứ quán đang kiểm tra để cho phép thực hiện thí điểm tiếp một hợp đồng khác.

Riêng đối với 40.000 công dân VN đang sinh sống và làm việc tại nước này, ông Hải cảnh báo: Đại sứ quán VN cho hay, họ được một số người Việt tại Angola “mua lại” giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài của các chủ thầu xây dựng (chủ yếu là chủ thầu Trung Quốc) để đưa lao động sang đây. Những người này lại không làm việc cho chủ sử dụng là các nhà thầu đứng tên trong visa lao động mà làm việc cho các cá nhân và DN khác.

Như vậy, theo quy định của luật pháp Angola, họ thành lao động bất hợp pháp và khi phát hiện sẽ bị phạt 1.000 USD và bị trục xuất. Bên cạnh đó, có nhiều công dân sang Angola bằng visa hợp pháp với mục đích du lịch hoặc thăm người thân, nhưng khi sang thì tìm cách hợp pháp hóa giấy tờ để ở lại kiếm việc làm. Những lao động bất hợp pháp này sẽ không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào nếu gặp rủi ro.

 Theo Nông Nghiệp

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*