Phương pháp chống thất nghiệp khi XKLĐ về

Đối với các công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác ngoài XKLĐ, việc giải quyết việc làm cho đối tượng này dễ hơn vì họ có thể trưng dụng đối tượng lao động này vào làm việc trực tiếp cho công ty. Còn tại các công ty chỉ chuyên doa..

Phương pháp chống thất nghiệp sau khi đi xuất khẩu lao động về đang được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp phối hợp để tạo công ăn việc làm cho lao động sau khi về nước

Tái ký hợp đồng lao động, lương được tăng 100 USD. Sau khi về nước được các công ty sắp xếp thu nhận vào làm việc. Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở về nước, không ít người phải lâm vào tình trạng thất nghiệp. Điều này gây khá nhiều băn khoăn cho những người đã, đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Sự lo âu này khiến cho người lao động (NLĐ) không yên tâm làm việc và đi đến những quyết định sai lầm, chẳng hạn như bỏ trốn ra ngoài làm việc để kiếm được thật nhiều tiền trước khi về nước

 Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của nước bạn khi tiếp nhận lao động Việt Nam. Nắm bắt kịp thời nguyện vọng của người lao động và cũng nhằm tận dụng những kiến thức, kỹ năng và tay nghề chuyên môn của lực lượng lao động này, hiện nay đã có một số cong ty xuat khau lao dong đưa ra các hướng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này sau khi họ trở về nước. nói cách khác là chống thất nghiệp

Tái ký hợp đồng xuất khẩu lao động

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc chi nhánh Công ty Thương mại – Dịch vụ TSC tại TPHCM, cho biết: Trong số 300 lao động được công ty đưa đi làm việc trên tàu du lịch Star Cruise, thì hơn nửa số đó thuộc diện XKLĐ lần hai. Theo ông Dũng, nhu cầu tìm việc sau khi xuất khẩu lao động là rất lớn và việc tái xuất khẩu lao động là một cách giải quyết việc làm được nhiều NLĐ chấp nhận. Đối với thuyền viên trên tàu du lịch, họ có nhiều điều kiện để tìm việc làm trên bờ vì họ thông thạo ngoại ngữ, có ngoại hình, có kinh nghiệm phục vụ khách nước ngoài… Tuy nhiên, thu nhập khi làm việc trong nước không thể cao bằng khi đi , hơn nữa khi tái XKLĐ mức lương của họ lại được tăng lên khoảng 100 USD. Ông Phạm Quang Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Hợp tác lao động nước ngoài phía Nam, cho biết: Điều kiện để trở thành thuyền viên làm việc trên các tàu quốc tế khá cao: Tốt nghiệp ĐH, CĐ chuyên ngành hàng hải, giỏi ngoại ngữ, sức khỏe tốt, có kinh nghiệm… và để tuyển được một người có đủ các điều kiện trên là rất khóxuất khẩu lao động, cho nên công ty rất muốn tuyển các đối tượng đã từng đi XKLĐ làm việc lâu dài cho công ty. Như thế công ty có thể tận dụng được các lợi thế như ý thức kỷ luật cao, được làm việc trong môi trường chính quy, có kinh nghiệm làm việc ở nhiều nước khác nhau…, còn người lao động thì có việc làm ổn định với mức thu nhập từ 450 – 1.700 USD/tháng.

phuong-phap-chong-that-nghiep-khi-xkld-veLao động của Công ty Thăng Long OSC trong buổi thi tuyển

Tiếp nhận lại lao động đã hết hợp đồng

Theo tìm hiểu tại một số công ty có chức năng xuất khẩu lao động, tỉ lệ tu nghiệp sinh tại Nhật và Hàn Quốc bỏ trốn khá cao, có đơn vị tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn lên tới hơn 60%. Do đó, một số công ty XKLĐ đã coi việc tiếp nhận lao động vào làm việc trở lại là một cách để hạn chế tình trạng trên. Theo ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Công ty Dịch vụ XKLĐ và Chuyên gia Suleco, ngoài việc  thế chấp tài sản, thu tiền thế chân chống bỏ trốn như các đơn vị đang làm khá phổ biến hiện nay, việc giải quyết việc làm hậu XKLĐ cũng là một biện pháp có tác động rất lớn đến tâm lý của người lao động . Thấy trước được tương lai của mình, họ yên tâm làm việc hơn và hạn chế được tình trạng bỏ trốn ra ngoài làm việc. Tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), hầu hết số tu nghiệp sinh trong số hơn 600 tu nghiệp sinh được đưa đi làm việc tại Nhật ở ngành đóng và sửa chữa tàu biển đều được các xí nghiệp thuộc Vinashin tiếp nhận vào làm việc sau khi hoàn thành hợp đồng. Chính vì khâu giải quyết việc làm hậu xuất khẩu lao động và công tác giáo dục định hướng tốt, nên tỉ lệ tu nghiệp sinh được Vinashin cử đi Nhật Bản bỏ trốn rất thấp. Ông Lê Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Vinaconex – Sài Gòn, cho biết: “Vừa qua công ty chúng tôi đã đưa 15 lao động ngành xây dựng đi làm việc tại Nhật Bản, số lao động này sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ được công ty nhận vào làm việc. Thường sau 2-3 năm làm việc ở nước ngoài, đội ngũ lao động này được tiếp xúc với quy trình làm việc hiện đại, rèn luyện được tác phong công nghiệp, có tay nghề vững… Đây là những yếu tố mà chúng tôi rất cần ở họ”.

  Một hướng đi đúng cần được nhân rộng

Đối với các công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác ngoài XKLĐ, việc giải quyết việc làm cho đối tượng này dễ hơn vì họ có thể trưng dụng đối tượng lao động này vào làm việc trực tiếp cho công ty. Còn tại các công ty chỉ chuyên doanh về XKLĐ thì khó hơn nhưng không phải là không có cách. Tại Công ty Suleco, cách giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này dựa vào đặc điểm: Các công ty thuộc những nước có tiếp nhận lao động xuất khẩu củaViệt Nam đang đóng trên địa bàn TPHCM rất thích nhận những người đi XKLĐ về vì họ biết ngoại ngữ, có chuyên môn, quen với cách làm việc với người nước ngoài… Theo ông Trần Quốc Ninh, đầu năm 2002 công ty bắt đầu tiến hành hỗ trợ giải quyết việc làm cho những người xuất khẩu lao động về nước có nhu cầu tìm việc. Bước đầu công ty đã giới thiệu được một số trường hợp tu nghiệp sinh về từ Nhật Bản vào làm việc cho các công ty của Nhật tại Củ Chi. Sắp tới công ty sẽ liên kết với các công ty khác ở quận Gò Vấp, quận 12, huyện Hóc Môn để giới thiệu việc làm cho các lao động đi xuất khẩu lao động về cư ngụ trong các địa bàn trên. Ông Nguyễn Thanh Tâm, phụ trách xuất khẩu lao động Công ty Kinh doanh – Dịch vụ Du lịch và XNK Hoàng Việt, cho biết: Lĩnh vực hoạt động của công ty là thương mại – dịch vụ mà đối tượng XKLĐ tại công ty hiện nay là khán hộ công, giúp việc nhà, lao động phổ thông nên rất khó tiếp nhận vào làm việc tại công ty. Tuy thế, những lao động nào có điều kiện phù hợp với nhu cầu của công ty thì vẫn được tiếp nhận.

nguồn: Người Lao Động

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*