Nhật Bản thiếu hụt lao động trầm trọng

Với nhiều người dân xứ sở mặt trời mọc, kế hoạch về sử dụng lao động nước ngoài nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân công trong nước của chính quyền Thủ tướng Abe cần phải được xem xét lại một cách thấu đáo. ..

Với nhiều người dân xứ sở mặt trời mọc, kế hoạch về sử dụng lao động nước ngoài nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân công trong nước của chính quyền Thủ tướng Abe cần phải được xem xét lại một cách thấu đáo. Bởi nếu những chính sách này chỉ đơn thuần phục vụ lợi ích của Nhật Bản, rất có thể nhiều vấn đề sẽ nảy sinh từ đây. Liệu đây có phải tin vui cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam?

 

Điển hình là việc sử dụng các học viên tham gia Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật dành cho người nước ngoài để bù vào lượng nhân công thiếu hụt trong ngành xây dựng. Dường như các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã quên mất rằng mục đích chính của chương trình này là để chuyển giao kỹ năng, chuyên môn, kiến thức và công nghệ cho các quốc gia đang phát triển thông qua việc đào tạo lao động nước họ.

Sau khi được đào tạo, các học viên sẽ tham gia làm việc tại các công ty Nhật Bản với thời hạn lên tới 3 năm. Hiện nay có khoảng 150.000 học viên làm việc trong các lĩnh vực như xây dựng, dệt may, chế biến thực phẩm, vận hành máy móc và nông nghiệp.

Cho đến nay, chương trình này vẫn thường bị chỉ trích do xâm phạm tới quyền lợi của các học viên. Ở đây có thể thấy, việc tận dụng các học viên để đáp ứng nhu cầu về công nhân xây dựng rõ ràng đã đi lệch khỏi mục đích thật sự của chương trình. Điều này có thể dấy lên những câu hỏi trong dư luận cũng như những chỉ trích khác.

nhat-ban-thieu-hut-lao-dong-tram-trong

Ngành xây dựng Nhật Bản đã bắt đầu suy thoái từ nhiều năm trước và hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Năm 2013, tổng đầu tư xây dựng vào khoảng 50.000 tỉ yen, giảm 40% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 1992; số người lao động được tuyển vào ngành chỉ còn 5 triệu người, giảm 30% so với mức cao nhất năm 1997.

Trong đó, số lao động có tay nghề cũng giảm 30% còn 3,4 triệu người. Ngành xây dựng đã chịu ảnh hưởng trong nhiều năm bởi việc cắt giảm ngân sách chi cho các công trình công cộng của chính phủ, bên cạnh đó là tâm lý của giới trẻ, họ không muốn làm những việc nặng nhọc ở công trường.

Để tái xây dựng một số vùng bị tàn phá trong thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3 năm 2011, chính phủ  Nhật Bản đã thiết kế rất nhiều dự án công trình công cộng. Thủ tướng Shinzo Abe cũng muốn tăng cường triển khai những công trình này cùng với những dự án xây dựng lớn liên quan đến Thế vận hội mùa hè tại Tokyo năm 2020 nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Tất cả những dự án và kế hoạch đó khiến nhu cầu về công nhân xây dựng đột ngột tăng vọt.

Theo kế hoạch của chính phủ, thời hạn 3 năm ở lại Nhật đối với các học viên chương trình đào tạo nước ngoài có thể được gia hạn thêm 2 năm nếu họ làm việc trong ngành xây dựng. Nếu những người này về nước sau khi hoàn thành khóa đào tạo thực tập sinh kỹ thuật và trở lại Nhật sau khoảng thời gian tối thiểu 1 năm, họ có thể ở lại làm việc tại Nhật 3 năm tiếp sau đó.

Được dự tính triển khai từ năm 2015 và kết thúc năm 2020, kế hoạch trên quả là một chính sách tranh thủ nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản dưới danh nghĩa là giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho người nước ngoài. Rõ ràng là chính quyền Abe đang cố gắng để tận dụng công nhân nước ngoài như một giải pháp để giải quyết sự thiếu hụt lao động xây dựng trong nước. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số vấn đề khác có thể nảy sinh, chẳng hạn như lương trả cho lao động nước ngoài sẽ rất thấp, việc làm của cả người lao động Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng mâu thuẫn giữa dân bản địa và công nhân nước ngoài. Ngoài ra, việc lệ thuộc vào lao động nước ngoài có thể dẫn đến tình trạng các tập đoàn xây dựng tiến hành tuyển dụng mà không cần thị thực hợp lệ.

Bộ trưởng Tư pháp Sadakazu Tanigaki cho rằng, chính phủ cần phải quan tâm đến những hậu quả về quyền con người cũng như trật tự xã hội Nhật Bản khi thực hiện kế hoạch này. Chính phủ cũng cần giải quyết nghiêm chỉnh các vấn đề về cơ cấu ngành xây dựng bao gồm sự suy giảm số lượng công nhân trẻ và tình trạng lực lượng lao động già hóa.

Chính quyền Thủ tướng Abe tuyên bố sẽ kêu gọi sự hợp tác của các tập đoàn xây dựng nhằm kiểm soát nghiêm các hành vi của các công ty sử dụng công nhân là các học viên đào tạo nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm viễn cảnh đó sẽ xảy ra đúng như mong đợi.

Tình trạng lão hóa dân số đang khiến nhiều ngành công nghiệp tại Nhật Bản buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động hoặc chuyển địa điểm sản xuất sang quốc gia khác. Một số công ty làm về các lĩnh vực khác cho dù không gặp phải vấn đề về vốn sản xuất hay cạnh tranh trong và ngoài nước cũng phải thu hẹp quy mô sản xuất chỉ vì không tìm nguồn cung lao động. Đặc biệt là lao động trẻ tuổi có thể lực tốt. Chẳng hạn như ngành nông nghiệp, độ tuổi trung bình của người lao động làm việc trên đồng cũng lên tới 66 tuổi (2013). Thậm chí có những người vẫn phải làm việc ở độ tuổi 80.

Ông Abe cũng bày tỏ hy vọng về việc tận dụng lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ điều dưỡng và giúp việc nhà cho người già, thành phần dân cư đang gia tăng số lượng nhanh chóng khi dân số trở nên già hóa. Chính phủ ước tính, vào năm 2025, Nhật Bản sẽ cần 2,37 triệu đến 2,49 triệu nhân viên chăm sóc điều dưỡng, so với con số 1,49 triệu người vào năm 2012. Điều này đồng nghĩa với số lượng lao động ngành này phải tăng khoảng 68 đến 77 nghìn người hàng năm.

Trong năm tài khóa 2008, Nhật Bản đã triển khai chương trình thu nhận người lao động  làm nhiệm vụ chăm sóc, điều dưỡng từ Indonesia, Philippines và Việt Nam thông qua các hiệp định đối tác kinh tế song phương với các quốc gia này. Nhưng do rào cản ngôn ngữ trong việc chứng nhận các mẫu đơn đăng ký từ các nước này mà chương trình đã không đạt được số lượng lao động nước ngoài cần tuyển. Do đó, Nhật Bản cần phải cải thiện các điều kiện cho công nhân dịch vụ chăm sóc điều dưỡng để thu hút thêm số lượng người ứng tuyển.

Nếu Chính phủ muốn hướng tới thu nhận người nước ngoài với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu về nhân lực của quốc gia, họ  cần phải khuyến khích người dân Nhật Bản cởi mở hơn đối với những người đến từ các nền văn hóa khác. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng cần xem xét lại các kế hoạch gia tăng số lượng lao động nhân nước ngoài nhằm bảo vệ toàn diện quyền lợi của nhân công nhân nước ngoài đạt tiêu chuẩn làm việc tại Nhật, đồng thời tránh các vấn đề xã hội có thể nảy sinh từ việc sử dụng người lao động nước ngoài. Đây là cơ hôi cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hi vọng trong thời gian tới thị trường hấp dẫn này sẽ tuyển dụng số lượng lớn lao động Việt góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp nước ta

 


Theo Japan Times

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*