Đồng Tháp: Xuất khẩu lao động đi làm thuê – về làm chủ

Bí thư Lê Minh Hoan: Trước khi tham gia xuất khẩu lao động, người lao động cần phải tạo được một tâm thế “vươn ra biển lớn”, đó là “đi làm thuê về làm chủ” . Phó Chủ tịch cho biết vấn đề mà tỉnh đang đặc biệt lưu tâm h..

Đồng Tháp: Xuất khẩu lao động đi làm thuê – về làm chủ. Thực trạng ngành xuất khẩu lao động của tỉnh Đồng Tháp ra sao? chúng ta cùng xem nhé

Nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động, từng bước vực dậy phong trào này của tỉnh trong thời gian tới, sáng ngày 23/7, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện xuất khẩu lao động (2003 – 2013) với sự tham dự của Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trần Thị Thái cùng đại diện các ngành, địa phương và người xuất khẩu lao động tiêu biểu trong tỉnh.

10 năm nhìn lại

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2005 – 2008, Đồng Tháp là một trong những địa phương tạo được tiếng vang trong cả nước về xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, công tác này đã bị chững lại và giảm đáng kể. Tính từ năm 2007 đến nay, bình quân hàng năm, toàn tỉnh chỉ có khoảng hơn 200 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm hơn 70% so với giai đoạn 2003 – 2006 và chỉ bằng 30% so với mặt bằng chung của cả nước, chủ yếu tập trung vào thị trường Hàn Quốc và Đài Loan.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá, phân tích và tìm giải pháp nhằm vực dậy công tác xuất khẩu lao động tại địa phương. Ông Bùi Thành Nhơn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong 10 năm qua, toàn tỉnh có trên 6.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có trên 30% gia đình trở nên khá giả, nhất là đi Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra, lao động còn có điều kiện tiếp xúc, học tập thêm về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, giao lưu văn hóa và góp phần tích cực trong xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như số lượng lao động đi làm ở nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về pháp luật, phong tục tập quán các nước còn hạn chế; nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương về xuất khẩu lao động còn hạn chế, chưa được thực hiện thường xuyên và quyết liệt, chưa xác định đúng vai trò quan trọng của công tác này trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Quyết tâm “vươn ra biển lớn”

dong-thap-xuat-khau-lao-dong-di-lam-thue-ve-lam-chuBí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan yêu cầu cả hệ thống chính trị tỉnh phải
xem xuất khẩu lao động là nhiệm vụ trọng tâm.

Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan khẳng định, Đồng Tháp đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, mục tiêu hướng đến là tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch từ lao động nông thôn sang lao động công nghiệp có kỹ thuật cao. Do đó, xuất khẩu lao động được xem là giải pháp trọng tâm không chỉ thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo mà còn là điều kiện để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác kêu gọi đầu tư, hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Chính vì vậy, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan yêu cầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc và có những chỉ đạo quyết liệt về xuất khẩu lao động, xem đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Cùng với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể xã hội các cấp cần giáo dục định hướng cho thanh niên tích cực tham gia xuất khẩu lao động và thay đổi tư duy, nhận thức về giải quyết việc làm, không nên trông chờ vào Nhà nước mà phải chủ động, tự tìm kiếm cho mình công việc phù hợp với điều kiện thực tế bản thân và nhu cầu xã hội.

Trước khi tham gia xuất khẩu lao động, người lao động không chỉ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức, ngôn ngữ, văn hóa  v.v. mà cần phải tạo được một tâm thế “vươn ra biển lớn”, đó là “đi làm thuê – về làm chủ” – Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trần Thị Thái cho biết, vấn đề mà tỉnh đang đặc biệt lưu tâm hiện nay nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động là hỗ trợ về chính sách tín dụng và truyền thông thay đổi nhận thức của người dân.

Cũng theo bà Trần Thị Thái, tỉnh đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao động tỉnh; đồng thời tái khởi động Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động tỉnh nhằm kịp thời giúp đỡ, động viên và khuyến khích người lao động có quyết tâm đi xuất khẩu làm giàu cho bản thân và gia đình.

Liên quan đến công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động, bà Trần Thị Thái yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương cần tăng cường chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào những gương người xuất khẩu lao động tiêu biểu.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa đồng tình với quan điểm trên của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và cho rằng, xkld mỹ đang là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương thực hiện, nhằm góp phần tăng nguồn ngoại tệ, phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt nữa là lực lượng lao động sau khi về nước sẽ làm nòng cốt, ứng dụng những kỹ năng, kinh nghiệm đã học tập được tại nước ngoài để phát triển kinh tế, sản xuất tại địa phương mình. Lao động Việt Nam không nên mang “nết” nông nghiệp vào tác phong công nghiệp tại các công ty ở nước ngoài – Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa lưu ý.

 dong-thap-xuat-khau-lao-dong

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa đánh giá cao
sự chủ động của Đồng Tháp trong việc tái khởi động công tác xuất khẩu lao động.

Đề cập đến Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa đề nghị địa phương quan tâm và xúc tiến việc đưa lao động địa phương sang các tỉnh chuyên về nông nghiệp tại Nhật Bản để làm việc và học tập kinh nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo nguồn nhân lực có tay nghề và công nghệ cao trở về phục vụ địa phương. Hy vọng trong thời gian tới xuất khẩu lao động Đồng Tháp sẽ được cải thiện đáng kể, đạt hiệu quả cao nhất

 

nguồn: Đồng Tháp

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*