Đi du học Nhật Bản hay gặp bệnh gì và làm thế nào khi cần chăm sóc y tế?
Fb Ngân Hà Lê: Chào anh/chị! Em có tham khảo chương trình du học Nhật tự túc kỳ tháng 7/2017 bên mình. Mọi thứ đều ok hết rồi nhưng bố mẹ lại lo lắng sức khỏe của em không chịu được cuộc sống bên Nhật nên cả nhà đang khá chần chừ. Em muốn nhờ anh chị tư vấn giúp em những bệnh mà người Việt đến Nhật du học hay gặp phải và làm thế nào khi cần chăm sóc y tế tại Nhật? Em muốn tìm hiểu rõ để yên tâm hơn về lựa chọn của mình ạ. Cảm ơn anh/chị!
Tư vấn du học Nhật Bản Thang Long OSC: Chào bạn Ngân Hà Lê, rất vui vì bạn đã gửi câu hỏi cho chúng mình. Vì đây là vấn đề được khá nhiều du học sinh quan tâm nên mình sẽ trả lời tại chuyên mục này để những người đang tìm hiểu có được thông tin hữu ích.
Về các bệnh thường gặp khi đi du học Nhật Bản
Hỏi về các bệnh lý hay gặp khi sống tại Nhật thì hơi vô chừng, nhưng ở Nhật có một số bệnh xảy ra theo mùa mà bạn nên biết để phòng tránh hoặc biết cách chữa trị đúng cách. Ví dụ: ngộ độc thực phẩm là bệnh thường xảy ra trong suốt mùa Tsuyu rơi vào khoảng tháng 7 trong năm. Trong mùa này, mưa suốt cả ngày, độ ẩm cao đã làm cho đồ ăn bị hư nhanh hơn. Nếu không cẩn thận trong vấn đề ăn uống rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Bởi vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn không nên lưu cữu đồ ăn, cũng không nên ăn những thức ăn đã để lâu tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra còn có bệnh sốt cỏ khô, được gọi là Kafunshou. Bệnh này thường có vào tháng 4 và tháng 5 tại Nhật Bản.Với bệnh này bạn có thể tự mua thuốc uống nhưng tốt hơn hết là đến nghe tư vấn của bác sĩ và uống thuốc theo đơn. Từ khoảng tháng 11 bắt đầu mùa lạnh tại Nhật và cũng là thời gian bệnh cúm hoành hành. Nhiều người tiêm phòng cúm để ngăn ngừa nhưng thi thoảng nó cũng không có tác dụng. Lúc này bạn nên đến những hiệu thuốc để mua thuốc uống và nhớ tránh đến những bệnh viên lớn vì ở đấy có thể bạn sẽ mắc những bệnh khác nữa.
Về cách xử lý khi cần chăm sóc y tế tại Nhật Bản
Đi du học Nhật Bản nghĩa là chọn sống cuộc sống xa nhà, xa quê hương và tự lập hoàn toàn về mọi mặt. Khó khăn ắt hẳn sẽ nhiều hơn và đôi khi không thể lường trước được những tình huống xấu xảy đến như bệnh tật, tai nạn,.. Lúc ấy chắc chắn bạn sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ nhưng vấn đề là bạn không nói được tiếng Nhật. Làm sao để xử lý? Đừng hoảng hốt mà hãy theo hướng dẫn sau đây:
- Gọi 119 nếu bạn cần chăm sóc y tế khẩn cấp: Đường dây nóng này dành cho dịch vụ xe cấp cứu và sẽ đưa bạn thẳng đến bệnh viện gần nhất. Người phụ trách sẽ hỏi bạn đang ở đâu và đang bị gì. Cố gắng để học những câu đơn giản nhất để nói cho họ hiểu nhé!
- Ghi vào sổ hay điện thoại của mình những đường dây nóng và website cần thiết sau:
- The AMDA International Medical Information Center cung cấp thông tin về dịch vụ chăm sóc y tế và bệnh viên có nhân viên có thể nói tiếng Anh. Phone: 03-5285-8088 Thời gian: 9:00-17:00, Thứ 2-Thứ 6
- Himawari là một thanh công cụ tìm kiếm dành cho các bệnh viên và phòng khám ở Tokyo. Bạn có thể gọi hoặc tìm các bệnh viện hay phòng khám có nhân viên có thể nói tiếng Anh. Phone: 0570-000-911 Giờ: 24h hàng ngày.
- Japan Helpline là một tổ chức phi lợi nhuận có dịch vụ y tế 24/7 cho những người dân nước ngoài khắp đất nước Nhật Bản, từ những câu hỏi đơn giản đến trường hợp khẩn cấp. Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, Hàng ngày
- Tokyo English Life (TELL) cung cấp dịch vụ tư vấn điện thoại nặc danh qua điện thoại bằng tiếng Anh. Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, hàng ngày
- Internationl Mental Health Proesionals Japan đưa ra dịch vụ bác sĩ tâm lý và người tư vấn phục vụ cho tất cả những người quốc tế ở Nhật Bản. Dịch vụ này đưa ra với nhiều ngôn ngữ.
Một số vấn đề lưu ý khác khi khám bệnh tại Nhật:
- Làm thế nào để được khám tại bệnh viện? Ở trạm xá hay các bệnh viện nhỏ trong thị trấn, bạn sẽ được yêu cầu về thẻ bảo hiểm và điền một cái form về những thông tin sức khỏe cơ bản của bạn. Trừ khi bạn rơi vào tình trạng nghiêm trọng, việc chăm sóc y tế ở những trạm xá hay bệnh viện bé đã rất ổn. Đây là danh sách những bác sĩ có thể nói tiếng Anh ở Tokyo.
- Nếu bạn đang trong tình trạng khá nghiêm trọng thì sao? Nếu bạn nghĩ tình trạng của bạn khá nghiêm trọng, hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện/ trạm xá gần nhất. Các bác sĩ sẽ viết cho bạn một cái thư giới thiệu cái này sẽ cho phép bạn nhận được dịch vụ từ những bệnh viên trung tâm trong khu vực.
- Nhớ thanh toán khi điều trị xong. Ở Nhật Bản có một số bệnh viện không chấp nhận bảo hiểm của nước ngoài, vì vậy hãy kiểm tra lại chính sách của bệnh viện trước nhé. Nếu bạn không có loại bảo hiểm nào thì bạn sẽ phải trả 100% chi phí.
Trên đây là câu trả lời của Thang Long OSC. Bạn hãy yên tâm nhé bởi Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền y học phát triển nhất thế giới, chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân của Nhật Bản cũng rất tốt,.. bạn và hai vị phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về điều này.
Giờ hãy mạnh dạn đăng ký du học Nhật Bản kỳ tháng 7/2017 cùng trung tâm du học Nhật Bản ThangLong OSC thôi. Công ty đang triển khai hỗ trợ 10 triệu chi phí du học Nhật Bản kèm tặng vé máy bay 1 chiều trị giá 500 USD cho các bạn đăng ký đi trực tiếp tại công ty hoặc thông qua website này bắt đầu từ ngày 1/1/2017. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 233 – 0981 079 362 – 0981052583
Website: http://thanglongosc.edu.vn/
Tin liên quan:
- 14 Đơn hàng xkld Đài Loan cần form gấp, phí siêu rẻ
- Công ty xuất khẩu lao động Thăng Long tuyển 160 nữ làm cơm hộp tại Nhật Bản
- Xuất khẩu lao động Đài Loan việc nhiều, lương cao
- Đơn hàng Đài Trung – XKLĐ Đài Loan tăng ca 100 tiếng
- Tìm hiểu Visa thẳng du học Hàn Quốc là gì?
- Chúc mừng 24 bạn đã trúng tuyển đơn hàng cơm hộp Nhật Bản
- Tuyển Gấp giúp việc gia đình Đài Loan. Bay nhanh
- Kết Quả Trúng Tuyển XKLĐ Nhật Bản Đơn Hàng Cơm Hộp