Xuất khẩu lao động Quảng Bình: Chuyện “làng tỷ phú Seoul”

Câu chuyện về các hộ dân giàu lên từ xuất khẩu lao động không phải hiếm nhưng ở làng quê nghèo ven biển như tỉnh Quảng Bình thì khiến bao người ngỡ ngàng về độ hot vùng quê này. Hôm nay Thang Long OSC sẽ tới thăm vùng đất Quảng Bìn..

Câu chuyện về các hộ dân giàu lên từ xuất khẩu lao động không phải hiếm nhưng ở làng quê nghèo ven biển như tỉnh Quảng Bình thì khiến bao người ngỡ ngàng về độ hot vùng quê này. Hôm nay Thang Long OSC sẽ tới thăm vùng đất xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình nhé

Xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình

Từ những đụn cát nối liền nằm sát biển không có người ở, nay về làng “Xê un” (Seoul) tỉnh Quảng Bình, mỗi lô đất được đấu từ 600 trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Làng giờ thấy toàn nhà khang trang mọc lên san sát, nhưng… vắng bóng đàn ông.

Xuất khẩu lao động Quảng Bình

Quảng Bình có Làng “xuất ngoại”

Làng “Xê un” (Seoul) nằm ở thôn Nhân Quang, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Hồi trước, nơi đây chỉ là một bãi đất trống toàn cát không có người, trong khi ở trung tâm xã biển Nhân Trạch thì chật kín. Vì vậy, chính quyền địa phương đã khuyến khích và cấp đất cho những đôi vợ chồng mới ra riêng đến ở. Gia đình anh Dương Quang Cường (47 tuổi) là một trong những người đầu tiên đến sinh sống tại đây từ năm 1998.

“Được một năm thì chính quyền địa phương kêu gọi người dân trong xã đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Thời thế khó khăn nên tôi đăng ký đi 5 năm, về quê xây được căn nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi”, anh Cường nói.

Thấy ai đi về cũng có vốn làm ăn, xây nhà to nên nhiều người trong làng cũng làm hồ sơ xin đi. Rồi những ngôi nhà cao tầng mọc lên càng nhiều, cứ nhà nào có người đi xuất khẩu lao động là to đẹp khang trang. Khoảng năm 2009 thì nhà cửa san sát, cái tên làng “Xê un” cũng từ đó mà ra.

Mặc dù vậy, hầu hết các nhà đều trong tình trạng “cửa đóng then cài” và rất khó bắt gặp đàn ông trong làng. Ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang cho biết, cả thôn có gần 260 hộ với hơn 1.100 nhân khẩu nhưng có đến gần 200 người dân Quảng Bình đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trong đó chủ yếu đi Hàn Quốc.

Những thanh niên còn lại, vì lý do sức khỏe không xuất ngoại được thì đều đi biển. Bởi vậy, người trong thôn hầu hết đều là người già, trung niên lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em. “Gia đình tôi cũng có 3 đứa con xuất ngoại, hàng tháng gửi tiền về cho vợ chồng tôi làm nhà, chăm cháu”, ông Khiển nói.

Vợ xuất ngoại thăm chồng mới… có con

Ở làng “Xê un”, cảnh chồng xuất ngoại để vợ, ba mẹ ở nhà nuôi con, nuôi cháu không hiếm. Chị Phạm Thị Hương (SN 1980) có chồng đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, kể, vợ chồng chị lấy nhau được 3 tháng thì chồng xuất ngoại. Đến nay đã hơn 7 năm nhưng vợ chồng chị chỉ gặp nhau chủ yếu qua điện thoại.

Tính ra, sau 7 năm kết hôn, vợ chồng chị chỉ ở chung với nhau được 3 tháng. “Vì cuộc sống nên phải chấp nhận như vậy thôi, chẳng ai muốn cả, lâu lâu chị lại mua vé du lịch qua Hàn Quốc thăm chồng”, chị Hương tâm sự.

Theo chị Hương, làng “Xê un” tỉnh Quảng Bình có rất nhiều trường hợp giống như gia đình chị. Có nhiều người đi biền biệt mười mấy năm, khi đi con còn học mẫu giáo đến lúc về con sắp học hết cấp 3 và chuẩn bị làm hồ sơ xuất ngoại.

Vợ chồng chị Trương Thị Thủy (SN 1976), lấy nhau được ít tháng thì anh đi nước ngoài. Đi mấy năm không được về nên vợ chồng anh chị mãi chưa có con. Năm 2013, chị cùng một số chị em trong xã mua vé máy bay xuất ngoại thăm chồng. Ở với nhau được một tuần thì chị về nước và không lâu sau đó thì sinh được một đứa con trai.

Có nhiều người lập gia đình rồi mới xuất ngoại, nhưng cũng có thanh niên đi khi vừa mới tốt nghiệp THPT. Mải làm ăn nên yêu và lập gia đình đều qua điện thoại, tranh thủ thời gian về cưới vợ rồi lại đi làm ăn nên muộn đường con cái.

Vì chồng đi nước ngoài nên việc xây dựng nhà cửa cũng một tay người phụ nữ quán xuyến, lo liệu. Giờ con cái học hết cấp 3, nhiều em cũng không có ý định học tiếp mà chuyển sang học tiếng để đi xuất khẩu lao động.

Đi xuất khẩu lao động cũng là một cách để đổi đời, có người may mắn trả được nợ, kiếm vốn về gần vợ gần con nhưng cũng có nhiều người đi lâu năm vẫn nợ nần chồng chất, thậm chí có người còn bỏ mạng nơi xứ người. Ở làng “Xê un” ở Quảng Bình, đằng sau mỗi ngôi nhà khang trang là một giấc mơ, và trong những giấc mơ ấy chứa biết bao mồ hôi nước mắt của những phận đời xa xứ.

Xuất khẩu lao động ở Quảng Bình: Một thực trạng đang diễn ra ở một số địa phương tại tỉnh ta là chính sách ưu đãi của nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được các cấp các ngành, người lao động và doanh nghiệp quan tâm.

Thực trạng xuất khẩu lao động Quảng Bình

Xuất khẩu lao động ở Quảng Bình có vai trò to lớn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Thực tiễn cho thấy địa phương nào biết huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thì đã gặt hái được nhiều thành tựu trên lĩnh vực này. Theo nhận xét của các nhà quản lý kinh tế, xuất khẩu lao động là một trong những “cứu cánh” của hoạt động phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình ở tỉnh ta. Xuất khẩu lao động vừa tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động vừa giáo dục tác phong công nghiệp cho người tham gia xuất khẩu lao động.

Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân làm công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2012, toàn tỉnh Quảng bình đã có 2.090 lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể: Malaixia: 240 người; xkld Đài Loan: 344 người; Hàn Quốc: 368 người; Nhật Bản: 93 người; Singapo: 10 người; CH Séc: 23 người; Quatar: 32 người; UAE: 20 người; MaCao: 60 người; CHLB Nga: 215 người; CHDCND Lào: 161 người; các nước khác: 506 người.

Dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình là huyện Bố Trạch với 1.121 người; tiếp đến là huyện Quảng Trạch: 355 người; thành phố Đồng Hới: 342 người… Bài học thành công ở Bố Trạch trong công tác xuất khẩu lao động năm qua là biết huy động mọi nguồn lực cho công tác này. Ông Châu Đại Dương, Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện Bố Trạch cho biết: “Từ khi luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực, huyện đã xây dựng đề án xuất khẩu lao động đồng thời thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ cấp huyện đến cấp xã.

Tiêu biểu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Bố Trạch – Quảng Bình năm 2012 là xã Bắc Trạch 337 người, Thanh Trạch 278 người, Đại Trạch 215 người, Hải Trạch 158 người…Xuất khẩu lao động đã đưa về nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện. Một số người tham gia xuất khẩu lao động về nước đã tổ chức sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực trong phong trào từ thiện nhân đạo…”. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã kịp thời nắm bắt các văn bản, nghị định của Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan để quản lý chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động.

Trong quá trình xúc tiến công tác xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình đã hình thành mối liên thông trong tạo nguồn và quản lý lao động giữa địa phương và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về tuyển lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã có giao dịch và liên hệ chặt chẽ với 15 doanh nghiệp, đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời phối hợp với các công ty, đơn vị trực tiếp về các địa phương mở hội nghị để khai thác nguồn lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học định hướng, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch mỗi năm đưa từ 2.400 đến 2.700 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo tham gia XKLĐ đến năm 2020 lên trên 65%.

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch này là tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi tham gia lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng; người lao động thuộc hộ gia đình ở địa bàn bị thiệt hại do sự cố môi trường biển nhằm giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; góp phần giảm nghèo bền vững.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, các đơn vị liên quan sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ); nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, hội đoàn thể, các trung tâm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân Quảng Bình tích cực tham gia đi XKLĐ…

Được biết, người lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ vay vốn… theo quy định của Nhà nước.

Cùng với việc chọn đơn hàng, đào tạo nghề, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng NN và PTNN tỉnh Quảng Bình tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động được vay vốn. Với cách làm đó, cùng với sự năng động sáng tạo của người dân đã đưa đến cho huyện Bố Trạch những thành công trên lĩnh vực xuất khẩu lao động trong năm 2012.

Những khó khăn đặt ra trong hoạt động xkld ở Quảng Bình

So với nhiều năm trước, năm 2012 cho thấy những khó khăn lớn làm cản trở hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Bình. Ngoài huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới là những địa phương vượt chỉ tiêu kế hoạch, còn lại 5 huyện khác đều có mức thực hiện rất thấp. Huyện Lệ Thủy chỉ có 55 người được đi lao động ở nước ngoài. Thấp nhất trong toàn tỉnh vẫn là huyện Minh Hóa, cả năm 2012 mới chỉ có vẻn vẹn 5 người đi xuất khẩu lao động. Nguyên nhân bắt đầu từ nhiều phía.

Người dân Minh Hóa còn thiếu thông tin và chưa mấy mặn mà với công tác xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình .Việc tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa có những khó khăn lớn như vụ việc Công ty dịch vụ XKLĐ chuyên gia Thanh Hóa – Chi nhánh Hà Tĩnh có dấu hiệu lừa đảo với người lao động Minh Hóa chưa được các ngành quan tâm giải quyết dẫn đến người lao động bị mất niềm tin vào việc tham gia đăng ký xuất khẩu lao động; Một số lao động đã vay tiền nhưng không đi, một số lao động không đủ sức khỏe, ý thức chấp hành lao động kém nên bị kỷ luật trả về nước làm ảnh hưởng niềm tin đối với người lao động. Bên cạnh đó, chất lượng lao động của huyện còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động có thu nhập cao.

Hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động thể hiện ở sự thiếu thông tin về thị trường lao động thế giới. Đến nay tỉnh ta vẫn chưa có doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận nhu cầu thị trường các nước. Một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép về tuyển lao động trên địa bàn chưa có đủ thông tin cần thiết, cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các loại phí môi giới, dịch vụ cũng như điều kiện tuyển chọn, thời gian xuất cảnh. Mặt khác, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, không tạo được uy tín, gây mất lòng tin với người lao động.

Cũng phải thấy rằng, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là chất lượng nguồn lao động tỉnh Quảng Bình còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước, đặc biệt các thị trường đòi hỏi có tay nghề, ngoại ngữ cao. Người lao động trong diện xuất khẩu thường thuộc đối tượng hộ nghèo trong khi một số thị trường có chi phí ban đầu cao, điều này dẫn tới những hệ lụy khó lường khi công việc xuất ngoại không được suôn sẻ. Bởi thực tế có những trường hợp người lao động phải vay nóng với lãi suất cao nhưng chuyện đi xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình không thành đành phải chịu cảnh đã nghèo càng nghèo thêm.

Một thực trạng đang diễn ra ở một số địa phương tại tỉnh ta là chính sách ưu đãi của nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được các cấp các ngành, người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Một số địa phương báo cáo số liệu chưa chặt chẽ, còn thiếu chính xác dẫn đến công tác tổng hợp, tham mưu các chính sách cho UBND, Bộ LĐTBXH còn thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu lao động ở Quảng Bình

Theo kế hoạch, trong năm 2013, Quảng Bình đưa 2.300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể huyện Bố Trạch 700 lao động, Quảng Trạch 600 lao động, Đồng Hới 310 lao động, Lệ Thủy 220 lao động, Quảng Ninh 200 lao động, Tuyên Hóa 120 lao động, Minh Hóa 120 lao động. Đây không là vấn đề không đơn giản. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, tại nhiều nước đã xuất hiện tình trạng mất việc làm, lương thấp, nhiệm vụ xuất khẩu lao động tỉnh nhà đặt ra với nhiều thách thức khó lường.

Trước tình hình này, công tác xuất khẩu lao động ở Quảng Bình cần được sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể xã hội. Trong một hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2013, ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH nêu rõ: “Giải pháp quan trọng cần đẩy mạnh là tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về xuất khẩu lao động, chỉ thị của UBND tỉnh Quảng bình về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều hình thức; chỉ đạo chính quyền các huyện, thành phố phối hợp với các doanh nghiệp thông tin đầy đủ cho người lao động về nhu cầu, điều kiện thị trường, tiêu chuẩn tuyển chọn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế.”

Một đại biểu dự hội nghị đề xuất: “Tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp; các ngành chức năng phải có thông tin thường xuyên với trung tâm lao động ngoài nước, cục quản lý lao động ngoài nước để nắm bắt thị trường lao động thông qua các đơn hàng đã được thẩm định, cấp giấy phép, hạn chế hoạt động đưa xuất khẩu lao động trái phép.”

Cần xem xét lựa chọn những thị trường mang tính ổn định, truyền thống trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia xuất khẩu lao động. Các địa phương phải đẩy mạnh mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín. Tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm của tỉnh. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng…Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Quảng Bình được giới thiệu tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro ( nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc nước ngoài.

Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do xuất khẩu lao động mang lại. Phối hợp đồng bộ hiệu quả giữa ngành LĐTBXH và ngành Công an trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động. Kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Để tìm hiểu các chương trình xuất khẩu lao động nước ngoài ( đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản, giúp việc gia đình và làm công xưởng, hộ lý, y tá tại Đài Loan, thợ xây dựng, cơ khí,… tại Algeria,…vui lòng truy cập website hoặc gọi trực tiếp cho đội ngũ tư vấn viên của công ty theo các số điện thoại được cập nhật dưới đây. Lưu ý: tránh nghe theo cò mồi, môi giới phòng trường hợp tiền mất tật mang, bị lừa xuất khẩu lao động chui như nhiều trường hợp đã được báo chí đưa tin cảnh báo.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT:  0981057683 -  0981052583 – 0981 628 599

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , ,