Xuất khẩu lao động Malaysia có chính sách gì?

Xuất khẩu lao động sang Malaysia có chính sách gì? Đầu những năm 70, mặc dù lao động nước ngoài đã tham gia vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, nhưng Chính phủ vẫn coi việc làm của họ chỉ là một biện pháp tạm thời. ..

Xuất khẩu lao động Malaysia có chính sách gì? Đầu những năm 70, mặc dù lao động nước ngoài đã tham gia vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, nhưng Chính phủ vẫn coi việc làm của họ chỉ là một biện pháp tạm thời.

 

Chẳng hạn, lao động nước ngoài chỉ làm việc trên cơ sở hợp đồng, thời hạn tối đa là 7 năm cho những người làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, và 6 năm cho những người làm việc trong các lĩnh vực khác. Hết hạn hợp đồng họ phải về nước

Năm 1996, Chính phủ Malaysia ngừng việc cấp giấy phép nhập lao động nước ngoài trong ngành xây dựng , dịch vụ và trồng trọt. Chỉ cho phép đổi lại giấy phép lao động để ổn định số lượng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, lệnh cấm tuyển dụng lao động trong dịch vụ gia đình được phép tuyển dụng mới lao động nước ngoài và Chính phủ cũng thắt chặt các điều kiện về tuyển dụng. Năm 1998, khi nền kinh tế bị giảm sút, nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm giảm số lượng lao động nước ngoài. Những lĩnh vực dư thừa lao động nước ngoài được yêu cầu cho họ hồi hương hoặc chuyển sang những lĩnh vực thự sự đang thiếu hụt gay gắt, đặc biệt là trong trồng trọt

xuat-khau-lao-dong-malaysia-co-chinh-sach-gi

Để hạn chế việc làm của lao động nước ngoài, thuế hàng năm đối với lao động nước ngoài đã tăng lên và những điều kiện để tuyển dụng lao động giúp việc gia đình cũng được quy định nghiêm ngặt. Những gia đình muốn thuê lao động Indonesia và Thái Lan giúp việc gia đình phải có thu nhập hàng năm từ 24.000 RM đến 36.000 RM và thuê lao động Philippin phải có thu nhập từ 72.000 RM đến 120.000 RM. Gia đình có con nhỏ mới được thuê người nước ngoài giúp việc gia đình và mỗi gia đình chỉ được thuê một người. Việc chuyển lao động nước ngoài sang lĩnh vực khác thiếu lao động nói trên không được lao động nước ngoài hưởng ứng. Đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất. Cuối năm 1998, một lần nữa Chính phủ lại bị sức ép cho phép tuyển dụng mới lao động nước ngoài. Tháng 1/1999 khoảng gần 120.000 giấy phép mới được cấp cho lao động nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và trồng trọt. Để tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng mới, thuế hàng năm đối với lao động nước ngoài lại giảm xuống.

Quý III/1999, nền kinh tế được cải thiện, người sử dụng lao động ở các lĩnh vực khác cũng bắt đầu gây sức ép với Chính phủ cho họ được phép thuê lao động nước ngoài. Tháng 10/1999, 8 Hiệp hội của những nhà thương gia và kinh doanh Ấn Độ đại diện cho những nhà kinh doanh trong các khách sạn, siêu thị nhỏ, các cửa hàng may mặc, cửa hàng trang sức, buôn bán kim loại, thợ cắt tóc đã gửi bản ghi nhớ đến Bộ Nội vụ cho phép họ nhận lao động dịch vụ, đặc biệt đối với lao động Ấn Độ. Tháng 11/1999, Phòng Thương mại Trung Quốc ở Miri Sarawah cũng đã lưu ý Cục Việc làm ở Sarawah về sự thiếu hụt lao động trầm trọng của khu vực dịch vụ trong bang. Vào tháng 12, Hội các chủ trang trại (NASH) đã kêu gọi chính quyền đơn giản hoá các thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực trồng trọt. Theo NASH , hàng nghìn héc ta cây cao su vẫn chưa được cạo mủ do thiếu hụt lao động trầm trọng.

Tuy nhiên, Cục Nhập cư cho biết lệnh cấm tuyển lao động nước ngoài vẫn còn hiệu lực và chỉ thực hiện “tuyển dụng có chọn lọc”. Việc tuyển dụng lao động nước ngoài chỉ được phép trong các lĩnh vực khẩn cấp như trồng trọt, sản xuất và dịch vụ gia đình. Lệnh cấm này không bao gồm kiều dân Malaysia ở nước ngoài, Chính phủ đang làm tất cả để có thể khuyến khích việc làm của những cá nhân nước ngoài có tay nghề nhằm mục đích nâng cấp tay nghề kỹ thuật cho lực lượng xuất khẩu lao động Malaysia.

Tiêu chuẩn đi xuất khẩu lao động Malaysia:

  • Nam, nữ tuổi từ 18 đến 35, nặng 40 kg trở lên.
  • Có đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn quy định của chính phủ Malaysia, không dị tật, không bị mù màu, không vết xăm trổ, lý lịch   rõ ràng.
  • Ngành nghề: Công nhân lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử, công nhân nhà máy, xây dựng, lao động phổ thông…

Hồ sơ và điều kiện đi xuất khẩu lao động Malaysia:

  • Sơ yếu lý lịch bằng tiếng việt, dán ảnh có đóng dấu giáp lai và xác nhận của UBND phường xã tại địa chỉ thường trú (theo mẫu).
  • Giấy uỷ quyền (theo mẫu)
  • Đơn tự nguyện đi làm việc có thời hạn tại Malaysia (theo mẫu).
  • Bản cam kết (theo mẫu)
  • Hộ chiếu (01 bản gốc và 02 bản sao);
  • Giấy khám sức khoẻ (theo mẫu)
  • Bản sao CMND có công chứng (03 bản);

Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

  • Người trúng tuyển sẽ được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng và ký hợp đồng 03 năm (thời hạn gia hạn 02 năm);
  • Ngày làm việc 8 giờ/ ngày, 6 ngày/ tuần (48 giờ/ tuần);
  • Được đài thọ chỗ ở và phương tiện nấu ăn miễn phí suốt thời gian hợp đồng.

Thu nhập của người lao động: tùy đơn hàng
Chi phí xuất cảnh: tùy đơn hàng

LƯU Ý CHUNG:
- Lao động tự chi phí: tiền ăn trong quá trình đào tạo, làm hộ chiếu, khám sức khoẻ.
- Công ty hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng cho lao động có nhu cầu.

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & HỢP TÁC QUỐC TẾ THĂNG LONG
Số 8 Cầu Dậu, đường Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 0466 866 770

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: