Tìm hiểu văn hóa tàu điện ở Nhật Bản

Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu thường hay còn gọi là tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3 km...

Tàu điện ở Nhật Bản là phương tiện công cộng khá phổ biến và tiện ích. Hãy cùng các bạn đi du học tại Nhật Bản tìm hiểu về văn hóa đi tàu điện của người Nhật nhé

 

Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân Nhật Bản không chỉ bởi nó rẻ mà còn vô cùng tiện lợi đối với mọi người dân Nhật cũng như mọi sinh viên, du học sinh. Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu thường hay còn gọi là tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3 km. Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản. Hầu như tại các nhà ga tại Nhật việc bán vé và kiểm soát vé được thực hiện hoàn toàn tự động. Đặc biệt với hệ thống thẻ từ hành khách có thể ra vào ga một cách thuận lợi và nhanh chóng. Với lưu lượng người trong giờ cao điểm thì chỉ có những hệ thống như thế này mới có thể đáp ứng đủ.

Trong tàu điện luôn bố trí máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông, vì vậy cho dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu đi chăng nữa thì bạn cứ yên tâm khi lên tàu điện ở Nhật Bản. Hai bên tàu điện luôn có các bảng điện tử chỉ dẫn khi đến các ga khác nhau rất thuận tiện cho hành khách trong việc tra cứu lộ trình đi của mình.
Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Thường thì tàu sẽ không bao giờ chậm trễ sai giờ. Tàu chỉ bị trậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách.

Khi lên tàu điện, người Nhật xếp thành hai hàng và không bao giờ chen ngang. Khi tàu điện đến họ sẽ đứng nép sang bên để người trên tàu xuống đã thì họ mới lên. Đó tạm gọi là văn hóa đi tàu điện của người Nhật. Cái nét văn hóa này được thể hiện ngay ở cung cách của nhân viên nhà ga và được nhân viên hướng dẫn trên tàu.

Trên các toa tàu người ta luôn có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ có thai và có con nhỏ. Những người khuyết tật sẽ được hỗ trợ bởi các nhân viên. Các lối ra vào trong nhà ga được ốp gạch nổi như một cách chỉ đường cho những vị khách khiếm thị. Phụ nữ cũng được ưu tiên. Hầu hết các chuyến tàu đều có toa dành riêng cho phụ nữ vào giờ cao điểm trong ngày.

tim-hieu-van-hoa-tau-dien-ngam-tai-nhat-ban

Tàu điện trong giờ cao điểm rất đông, nếu bạn du học Tokyo, Hokkaido hoặc một số thành phố lớn khác bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Nó như một chiếc hộp nhồi nhét chật cứng người. Nếu bạn ở trên một chuyến tàu vào giờ tan ca bạn có thể có cảm giác không thở nổi vì chen lấn nhưng đối với người Nhật dường như đây là chuyện bình thường.

Phần lớn thời gian trên tàu là họ tranh thủ ngủ. Nhất là khi đi tàu điện vào giờ “buồn ngủ” như sáng sớm thì hầu hết mọi người đều tranh thủ thời gian để “ngủ”. Hoặc họ sẽ gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Họ sẽ  tránh nghe điện thoại vì nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Cho nên khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị. Hơn thế nữa khi đi trên tàu Nhật còn tranh thủ để đọc sách báo, trang điểm thậm chí là cả làm việc qua laptop. Người Nhật tranh thủ thời gian trên tàu điện ngầm làm rất nhiều việc.

Vậy còn Nhiệm vụ của người nhân viên nhà ga là gì? Họ giải quyết những vấn để chung như cung cấp thông tin, chỉ dẫn, kiểm soát, giải quyết những vấn đề mà khách hàng yêu cầu…

Khi bạn vào hoặc rời khỏi nhà ga bạn phải đi qua một hệ thống máy soát vé tự động bằng cách đưa vé vào khe kiểm tra vé của máy, nếu vé hợp lệ 2 cánh của chắn của máy sẽ mở và bạn có thể ra hoặc vào. Nếu không hợp lệ 2 cánh cửa sẽ không mở và máy kêu và phát tín hiệu đến phòng an ninh được đặt bên cạch hệ thống máy soát vé.

Ngoài sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì xe đạp hoặc xe máy cũng là những lựa chọn thiết thực của du học sinh Nhật Bản. Giá xe đạp, xe máy ở Nhật khá rẻ, bạn có thể mua mới hoặc mua cũ từ các “tiền bối” khóa trên.

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,