Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản cho du học sinh

Hôm nay Thang Long OSC sẽ hướng dẫn các bạn du học sinh quy trình nhập cảnh vào Nhật Bản. Đặc biệt những ai chuẩn bị nhập cảnh năm 2014 nên chú ý đến một số thay đổi nhập cảnh mới được ban hành của Cục quản lý xuất nhập cảnh..

Hôm nay Thang Long OSC sẽ hướng dẫn các bạn du học sinh quy trình nhập cảnh vào Nhật Bản. Đặc biệt những ai chuẩn bị nhập cảnh năm 2014 nên chú ý đến một số thay đổi nhập cảnh mới được ban hành của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.

 

Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản cho du học sinh

I.       Thủ tục xin Visa du học Nhật Bản

1.    Giấy báo nhập học của trường dạy tiếng, Đại học, Cao đẳng v.v…
2.    Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản (Certificate of Eligibility – COE)
3.    Hộ chiếu
4.    Mẫu đơn (Form) xin Visa của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM
5.    Lệ phí xin Visa 480,000 VNĐ

II.       Bạn có tư cách cư trú gì?

Tư cách cư trú sẽ quyết định tư cách và các hoạt động của người nước ngoài được phép sống tại Nhật… Nó được chia làm 27 loại Visa khác nhau. Các trường hợp dưới đây được phép cấp Visa

Trường học Tư cách lưu trú Thời gian cư trú
Đại học Du học
2 năm 3 tháng
Cao đẳng Du học
2 năm
Trường kỹ thuật Du học 2 năm
Trường dạy nghề Du học 2 năm
Lưu học sinh Du học 1 năm 3 tháng
Trao đổi sinh viên Du học 1 năm
Các trường dạy tiếng Nhật Du học 6 tháng, 1 năm, 1 năm 3 tháng

Trường hợp từ các trường tiếng Nhật chuyển sang học các trường Đại học, Cao đẳng  hoặc dạy nghề cần phải đến cơ quan xuất nhập cảnh gầ nhất để thay đổi tư cách cư trú từ “đi học” sang “du học”.

III.    Hạn chế đồ vật mang vào Nhật Bản

Theo pháp luật của Nhật những thứ sau đây không được mang vào Nhật. Trong trường hợp vi phạm sẽ bị sử phạt nặng:
Các đồ cấm tuyệt đối
•    Thuốc phiện, Heroin, thuốc gây nghiện, MDMA v.v..
•    Các loại sung
•    Các đồ giả như tiền giả, Card giả
•    Các tạp chí, đĩa DVD mang tính kích động, kích dục
•    Các vật phẩm vi phạm di sản văn hóa, các đồ giả cổ
•    Các chất nổ
Các đồ hạn chế
•          Súng săn, dao các loại
•          Các động vật và các chế phẩm được quy định theo hiệp định Wasington
•          Động vật sống, thịt, hoa quả cần phải được kiểm dịch trước
•          Đồ mỹ phẩm, thuốc uống, thuốc lá (hạn chế số lượng)

IV.    Thủ tục sang Nhật dự thi

Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường. Bạn mang giấy đó đến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán để xin Visa “Cư trú ngắn hạn”. Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và cấp lại giấy chứng nhận tư cách lưu trú mới phù hợp.

V.    Bảo lãnh nhập cảnh

Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không có đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, du học sinh vẫn cần người đứng ra nhận tài trợ trong thời gian du học Nhật Bản. Du học sinh cũng cần có người bảo lãnh để nhập học.

VI.   Đăng kí ngoại kiều

Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật sẽ phải xin cấp thẻ đăng kí ngoai kiều.
1.    Thủ tục đăng kí:
Điền vào tờ “Xin cấp thẻ đăng kí ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu + 2 ảnh cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
2.    Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều” Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang theo thẻ bên người và phải xuát trình thẻ khi gặp được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu v.v…yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh, khi rời Nhật Bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.

VII. Giấy chứng nhận  tư cách làm thêm

Theo học các trường học của Nhật, du học sinh có Visa với tư cách “Du học” hay “Đi học” cũng đều được phép đi làm thêm. Để thuận lợi cho việc đi làm thêm, học sinh nên xin giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa của trường đang theo học và mang giấy đó đến Cục quản lý xuất nhập cảnh xin “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Cao học, trường dạy nghề đang tìm việc và có Visa “Cư trú ngắn hạn” cũng có thể xin giấy chứng nhận tư cách làm thêm.

VIII. Thủ tục về nước tạm thời

Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Nên chú ý, nếu không xin giấy phép trước khi rời Nhật Bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.

IX.     Gia hạn thời gian cư trú

Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 2 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.

X.     Thay đổi tư cách cư trú – Hủy bỏ tư cách lưu trú

Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách tạm trú khác. (Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách lưu trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước. Từ ngày 2/12/2004, có chế độ hủy bỏ tư cách cư trú nếu người làm thủ tục Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú. Sau khi được cấp tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật thì tư cách cư trú sẽ bị hủy bỏ.

XI.      Mời người thân sang Nhật

Du học sinh có Visa “Du học” thì có thể mời vợ, chồng, người thân sang Nhật với Visa “Đoàn tụ gia đình, thời gian cư trú là 1 năm hoặc 2 năm. Nếu đã có gia đình thì tốt nhất là nên làm giấy mời sau khi đã quen với cuộc sống gia đình, và chuẩn bị tốt về mặt kinh tế.

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*