Thị trường xuất khẩu lao động hiện nay

Đánh giá về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong những năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đã có nhận xét tích cực về kết quả đạt được trong ngành..

Đánh giá về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong những năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đã có nhận xét tích cực về kết quả đạt được trong ngành : “Năm 2017, XKLĐ đạt được con số kỷ lục với trên 134 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt 28,3% so với kế hoạch năm. Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu lao động với tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đạt hơn 142 nghìn người, vượt 30% so với kế hoạch, là năm thứ năm liên tiếp có số lượng vượt mức 100.000 lao động. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã được tổng số gần 67 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019. Tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục được nâng cao, củng cố và tăng cường, đặc biệt là các thị trường khu vực Đông Bắc Á, Trung Đông, Malaysia và gần đây một số thị trường Châu Âu cũng đã có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Không chỉ vậy, hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng từng bước đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động và đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi xuất cảnh. “Hiện nay cả nước đã có 362 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề” – theo thông tin của Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà.

thi-truong-xuat-khau-lao-dong-hien-nay

Ngoài ra, đồng hành với sự gia tăng về số lượng, chất lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng không ngừng được nâng cao, dù vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động có trình độ và chuyên môn cao vẫn còn rất khiêm tốn. Theo kết quả giám sát chuyên đề XKLĐ giai đoạn 2013-2017, PGS. TS Nguyễn Cảnh Toàn – Trường Đại học Thăng Long cho biết điểm yếu chính của lao động di cư Việt Nam là ngôn ngữ. Cụ thể, các ứng viên Việt Nam có điểm thi tiếng Anh IELTS thấp nhất trong khu vực với điểm trung bình là 5,78, thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia (6.64 điểm); Philippines (6.53 điểm) và xấp xỉ Indonesia (5.79 điểm). Ngoài ra, lao động nước ta chưa có sự chuẩn bị tốt tốt về các mặt như : trang bị tối thiểu về luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của quốc gia sẽ tới làm việc,… dẫn đến những khuyết điểm trong việc ứng xử, chấp hành luật pháp còn yếu kém, khó khăn trong việc thích nghi. Hiện tưởng bỏ nơi làm việc, tự do tìm kiếm và làm việc ở nơi khác, hay trốn ở lại khi đã hết hạn hợp đồng không chỉ gây bức xúc dư luận và nhà cầm quyền nước sở tại, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh người Việt Nam trong mắt các nước bạn, cũng như làm gián đoạn chương trình xuất khẩu lao động, gây khó khăn cho những lao động sau này.

Dù vẫn còn những hạn chế cần phải củng cố và giải quyết, hoạt động xuất khẩu lao động đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm hàng năm cho lao động. Hơn nữa, với số tiền người lao động gửi về hàng năm cũng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương có đông người đi XKLĐ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê cũng như giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực trẻ trong môi trường tiên tiến, hiện đại. Cụ thể hằng năm, các tỉnh có nhiều người lao động nước ngoài gửi về nước số tiền khoảng 2 – 2.5 tỉ USD, với mức tăng trung bình là 6-7% trong giai đoạn từ 2010-2017.

Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi xuất khẩu lao động về đã có những khoản tiền tiết kiệm lớn để đầu tư cũng như để trang trải giúp cuộc sống tốt hơn. Theo kết quả khảo sát thu được về hiệu quả của XKLĐ, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn cho biết : bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 400-600 USD/ tháng ở thị trường Trung Đông, 700-800 USD/ tháng ở thị trường xkld Đài Loan, 1200-1500 USD/ tháng ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

Định hướng về việc sửa đổi luật XKLĐ trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Nguyễn Gia Liêm cho biết sẽ sửa đổi và bổ sung những quy định về dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường tiếp nhận. Ngoài ra, với sự phát triển mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, XKLĐ của Việt Nam ngày càng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội lựa chọn cho người lao động (NLĐ). Cũng chính vì vậy, việc đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân nhằm hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất là việc NLĐ cần cân nhắc hàng đầu.

Truy cập Facebook: xuatkhaulaodongnhatban

nguồn: Internet

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*