Tại sao tiếng Nhật thuộc top những ngôn ngữ “khó nhằn” nhất với người Việt?

Nhưng nếu để lên bàn cân so sánh độ khó giữa việc học tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Việt với học tiếng Nhật, dám khẳng định 9/10 người sẽ nói tiếng Nhật mới là ngôn ngữ “khó nhằn” gấp 3 đến 4 lần so với việc học các n..

Du học Nhật Bản ngày càng hấp dẫn và phổ biến cũng đồng nghĩa với nhu cầu học tiếng Nhật cũng trở nên bức thiết hơn. Tiếng Nhật đang và sẽ còn tiếp tục chiếm thế thượng phong khi người Việt muốn đến Nhật làm việc, học tập để phát triển và tìm kiếm cơ hội ngày càng nhiều.

Du học Nhật Bản tuy là lộ trình mơ ước của nhiều người trẻ bởi những giá trị hấp dẫn mà nó mang lại. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm và nhất là năng lực, sự kiên trì để theo đuổi lộ trình này bởi với nhiều bạn trẻ việc học tiếng Nhật – một trong những ngôn ngữ khó nhất – không khác gì rào cản ngăn bước đến ước mơ.

tai-sao-tieng-nhat-thuoc-top-nhung-ngon-ngu-kho-nhan-nhat-voi-nguoi-viet

Người Việt mình có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để nói về độ “khó xơi”, trúc trắc của ngôn ngữ Việt. Nhưng nếu để lên bàn cân so sánh độ khó giữa việc học tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Việt với học tiếng Nhật, dám khẳng định 9/10 người sẽ nói tiếng Nhật  mới là ngôn ngữ “khó nhằn” gấp 3 đến 4 lần so với việc học các ngôn ngữ thông dụng kể trên.

Thực tế cho thấy, một người Việt học hết cấp II cũng đã có thể đọc và hiểu báo chí tiếng Việt ở chừng mực nào đó. Ngược lại người Nhật dù không ví von độ khó của ngôn ngữ mình như người Việt nhưng nhiều người học đến hết cấp III rồi vẫn không thể viết được nhiều chữ tiếng Nhật đơn giản. Vậy thì vì sao mà tiếng Nhật lại khó học đến thế? Hãy cùng tìm hiểu để biết cách khắc phục và yêu ngôn ngữ thú vị này hơn nhé! Học tiếng nhật mà có ngừời Nhật đứng lớp thì còn gì tốt hơn

Khó khăn bởi hệ thống chữ viết phức tạp:

Tiếng Nhật có đến 4 loại chữ viết đó là: Kanji (Chữ Hán); Hiragana(Chữ Mềm); Katanaka(Chữ cứng); Romaji(Chữ La tinh). Ngoài Romaji ra thì ba loại chữ viết kia được sử dụng lẫn lộn.

Ví dụ chữ “Nhật Bản” sẽ được viết như sau:

-         Chữ Hán: 日本

-         Chữ Hiragana: にほん

-         Chữ Katakana: ニホン

-         Chữ Romaji: Nihon

Chưa kể gần đây chữ viết tắt từ tiếng Anh cũng được dùng khá nhiều trong tiếng Nhật. Có nghĩa là cùng một lúc người học phải nhớ đến 5 thứ chữ. Nghe vậy thôi đã thấy khởi đầu cùng tiếng Nhật gian nan hơn việc học các ngôn ngữ thông dụng khác như thế nào. Hãy so sánh với việc học tiếng Anh đơn thuần chỉ sử dụng 1 bảng chữ cái thì bạn sẽ nhận ra vì sao tiếng Nhật khó đến thế.

Để sử dụng được tiếng Nhật, người học phải học khoảng 2000 chữ Hán

Với những người đã học hay dùng tiếng Trung Quốc thì có lẽ là một lợi thế khi bạn chuyển sang học tiếng Nhật. Nhưng với người bình thường thì để chinh phục được 2000 chữ Hán quả là việc hoàn toàn không đơn giản. Việc học và rèn luyện tiếng Nhật rất quan trọng bởi nó không chỉ quyết định bạn có được đến Nhật du học hay không mà còn quyết định bạn có xin được việc làm thêm tại Nhật không, việc làm ấy là gì, lương thưởng thế nào….Bởi vậy dẫu biết việc học có nhiều khó khăn nhưng các du học sinh tương lai đều rất cố gắng học để có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật.

Tại Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long, đội ngũ thầy cô chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các bạn cách học từ vựng, bảng chữ cái nhanh và hiệu quả nhất. Đồng thời với sự góp mặt giảng dạy chính của thầy giáo người Nhật, các bạn sẽ luôn được hòa mình trong môi trường sử dụng Nhật ngữ chuyên nghiệp để rèn luyện, phát huy khả năng ngôn ngữ.

Tiếng Nhật khó do cách suy nghĩ của người Nhật khó hiểu?

Nếu đã học tiếng Nhật một thời gian bạn sẽ nhận thấy: ngữ pháp tiếng Nhật không quá rắc rối. Có lẽ chỉ để nhớ các cấu trúc ngữ pháp thì còn dễ nhớ hơn cả tiếng Anh. Tuy nhiên, để sử dụng các cấu trúc đó nhuần nhuyễn thì không phải dễ bởi lẽ tiếng Nhật không đơn thuần chỉ sử dụng đúng ngữ pháp là người Nhật hiểu. Tiếng Nhật chỉ được hiểu đúng khi đặt vào nền tảng văn hóa Nhật Bản và suy nghĩ theo cách của người Nhật. Độ khó vì vậy tăng lên.

Cấu trúc tiếng Nhật ngược với tiếng Việt

Nếu như tiếng Việt có cấu trúc Chủ ngữ + Động từ + Vị ngữ (túc từ) thì ngược lại tiếng Nhật lại có cấu trúc Chủ ngữ +vị ngữ (túc từ ) + Động từ. Ví dụ: tiếng Việt nói “Tôi ăn cơm” thì tiếng Nhật lại nói “Tôi cơm ăn”. Để làm quen được với cách nói này người học cũng mất thời gian khá dài.

Tính sơ sơ thì trên đây là 4 lý do cơ bản khiến tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ “khó nhằn” cho người Việt. Tất nhiên, ngoài những lý do trên thì có thể kể đến sự tồn tại của quá nhiều từ đồng âm đa nghĩa; việc sử dụng từ và câu chữ trong ngữ cảnh (khiến chủ ngữ bị lược bỏ)…cũng là những yếu tố đáng bàn đến.

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, hãy khởi đầu việc làm quen với tiếng Nhật bằng cách đăng ký học tại một trung tâm giảng dạy tiếng Nhật tốt, nhiệt huyết với học viên và có phương pháp truyền thụ kiến thức linh hoạt, bài bản. Để đăng ký học tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản hoặc tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng, tu nghiệp sinh tại Nhật, hãy liên hệ với công ty Thang Long OSC. Chúng tôi ngoài việc áp dụng chi phí dạy tiếng giá rẻ song hành cũng việc dạy chất lượng còn hỗ trợ những bạn đăng ký trực tiếp tại công ty 10 triệu chi phí và tặng vé máy bay 1 chiều trị giá 500 USD.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT:0981057683 -  0981052583

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , ,