Năm thắng lợi của thị trường lao động Nhật

Năm 2014 là năm thắng lợi của thị trường lao động Nhật Bản. Khi mà Nhật Bản đang gia tăng tuyển dụng lao động, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung khai thác thị trường này. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu lao..

Năm 2014 là năm thắng lợi của thị trường lao động Nhật Bản. Trước tình hình Nhật Bản gia tăng tuyển dụng lao động Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung khai thác thị trường này. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu lao động

Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, đến hết tháng 10-2014, đã có 16.282 lao động Việt Nam đến Nhật Bản để làm việc. Đây là năm đầu tiên Việt Nam vượt mốc đưa 15.000 lao động sang Nhật Bản.

lao-dong-nhat-ban (4)

Lao động Thăng Long OSC trong ngày thi tuyển đơn hàng đi Nhật Bản

Đơn hàng dồi dào

Theo thống kê, 10 tháng qua, có đến 50 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đưa trên 200 lao động sang Nhật Bản. Lãnh đạo các Công ty xuất khẩu lao động cho biết tình hình ký kết hợp đồng, cung ứng lao động ở thị trường này đang rất thuận lợi. Dự kiến cả năm, công ty sẽ đưa đi được khoảng 200 – 300 lao động

“Chúng tôi thường xuyên đặt quan hệ tuyển dụng với khoảng 20 hiệp hội, nghiệp đoàn Nhật Bản, mỗi tháng triển khai khoảng 10 hợp đồng. Để đáp ứng hợp đồng, chúng tôi phải chuẩn bị trước nguồn lao động, lúc nào cũng phải có sẵn 200-300 người”

Tình hình triển khai hợp đồng của các doanh nghiệp dự báo sẽ rất thuận lợi trong những tháng tới khi ngày 31-10, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab) đã thông qua danh sách doanh nghiệp được thẩm định hợp đồng. Theo đó, có đến 396 hợp đồng được cơ quan này thẩm định, cho phép tuyển chọn lao động trong quý IV/2014. Trong đó, đáng chú ý là trên 50 hợp đồng có quy mô cung ứng 40-50 lao động

Thận trọng để tránh rủi ro

Giới chuyên môn cho rằng năm 2014 là “năm vàng” của xuất khẩu lao động Việt Nam ở thị trường Nhật Bản về số lượng lao động cung ứng. Sự thay đổi trong cán cân tiếp nhận lao động di cư của nước này là nguyên nhân chính làm gia tăng tuyển dụng lao động Việt Nam.

Cụ thể, từ năm 2012 trở về trước, lao động Trung Quốc chiếm 80% ở thị trường Nhật, mỗi năm cung ứng trên 60.000 lao động. Trong 20% thị phần còn lại, lao động Việt Nam chiếm 10%. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, vì nhiều lý do, lao động Trung Quốc sang Nhật Bản giảm mạnh. Các hiệp hội, nghiệp đoàn và cả chủ sử dụng lao động Nhật Bản cũng cảm nhận được khó khăn do nguồn cung khan hiếm nên chuyển hướng sang Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Đưa ra phân tích trên, ông Lê Long Sơn nhận định: “Đây là lý do chính khiến nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của Nhật Bản tăng mạnh, với mức tăng năm 2014 gấp 50% so với năm 2013”.

Cùng với sự dịch chuyển này, việc Nhật Bản đang gấp rút xây dựng các công trình thể thao phục vụ Thế vận hội mùa hè 2020 cũng khiến nhu cầu tuyển dụng lao động xây dựng của Việt Nam tăng đột biến trong những tháng qua. Trong số 396 hợp đồng được thẩm định như đã nêu, gần 20% tuyển lao động xây dựng với nhu cầu trên 500 người.

Ông Vũ Thanh cho biết rất nhiều hiệp hội, nghiệp đoàn của Nhật ráo riết sang Việt Nam tìm đối tác hợp tác tuyển dụng lao động xây dựng. Tuy nhiên, theo ông, để hạn chế rủi ro, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, việc thận trọng trong lựa chọn đối tác là rất cần thiết.

Điều đáng lo là trong lúc Nhật Bản gia tăng tuyển dụng lao động Việt Nam thì cũng có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động – gần 150 đơn vị – chuyển hướng khai thác thị trường này, vì vậy khó tránh chuyện tranh giành hợp đồng, ồ ạt tuyển dụng. Ông Lê Long Sơn khuyến cáo các doanh nghiệp cần tỉnh táo, tìm hiểu thật kỹ đối tác để phòng tránh những phát sinh, rủi ro đáng tiếc cho người lao động.

Trong quý IV/2014, dự kiến mỗi tháng sẽ có khoảng 1.700 lao động xuất cảnh sang Nhật. Nếu duy trì số lượng lao động cung ứng này, xuất khẩu lao động của Việt Nam trong năm nay ở thị trường Nhật Bản sẽ đạt trên 21.000 người. Xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn là một trong những thị trường trọng điểm

 

nguồn: Người Lao Động

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , ,