Lao động xuất khẩu di cư cần hỗ trợ pháp lý

Nhiều người đi xuất khẩu lao động nước ngoài sẽ gặp trường hợp này, các bạn nên tìm hiểu thêm thông tin để có quyền lợi . Với hơn 500.000 lao động (LĐ) đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ,..

Với hơn 500.000 lao động (LĐ) đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ, Việt Nam đã có nhiều chính sách, pháp luật và chương trình thực tế để bảo vệ người lao động di cư. Nhiều người đi lao động xuất khẩu sẽ gặp trường hợp này, các bạn nên tìm hiểu thêm thông tin để có quyền lợi cá nhân

 

Tuy nhiên, một số lao động xuất khẩu di cư vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sinh hoạt và điều kiện lao động; một số trường hợp bị lạm dụng về thể chất, tình dục, bị giữ lương và bóc lột sức lao động. Người lao động di cư còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận sự hỗ trợ về pháp lý…

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, 11 tháng đầu năm cả nước đưa gần 80.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó, Đài Loan là 41.713 lao động, Hàn Quốc 4.916 LĐ, Nhật Bản 8.119 LĐ, Malaysia 6.934 LĐ. Đa số  lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài với điều kiện và và sinh hoạt đảm bảo với thu nhập ổn định, mỗi năm gửi về quê hương gần 2 tỉ USD.

Những lao động di cư đang làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chế tạo, xây dựng, dệt may, giúp việc gia đình… Phần lớn các lao động làm việc ổn định, các quyền lợi được đảm bảo theo đúng quy định của các hợp động lao động được ký kết với chủ sử dụng lao động.

lao-dong-xuat-khau-di-cu-can-ho-tro-phap-ly

Theo ông Đào Công Hải – Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN (Bộ LĐTBXH) việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lao động di cư phải đối mặt với những khó khăn trong sinh hoạt, một số người đã bị lạm dụng về thể chất, tình dục, bị giữ lương và bị bóc lột sức lao động.

Một bộ phận người lao động có ý thức tổ chức kém đã vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại như: Bỏ việc ra ngoài làm, hết hợp đồng không về nước, trộm cắp tài sản và nấu rượu lậu. Tình trạng lao động bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hạn Hợp đồng lao động ở lại bất hợp pháp lớn như: Đài Loan là 17,8%, Hàn Quốc 50%…

Theo Bộ Tư pháp, khó khăn lớn nhất của người lao động là họ không hiểu biết luật pháp của đất nước và lãnh thổ nơi họ làm việc. Phần lớn đều xuất thân từ nông thôn, trình độ nhận thức còn hạn chế. Do vậy, lao động VN làm việc tại nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật nước sở tại, việc hỗ trợ pháp lý cho người lao động xuất khẩu trở lên hết sức cần thiết.

Theo Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, hiện VN có trên 4,5 triệu người đang làm việc và học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ hết sức đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất. Để tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động di cư và các đối tượng có liên quan cần phải tăng cường việc ký kết song phương và đa phương về lao động. Cần có giải pháp để hoàn thiện  hệ thống cơ chế chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động đảm bảo quyền của người lao động di cư trong thời gian tới. Các lao động nên chú ý và đòi quyền lợi cho mình nhé

 

Theo Báo Lao động

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*