Kinh nghiệm du học Nhật Bản – Vấn đề nhà ở

Chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm tìm nhà ở tại Nhật Bản, để các bạn có một cái nhìn tổng thế trước khi lên đường du học Nhật Bản nhé. Việc thuê được một căn hộ tốt là một yếu tố cơ bản, rất quan trọng để các bạn y..

Cuộc sống của du học sinh 4-6 năm tại Nhật là những trải nghiệm vô cùng thú vị. Môi trường sống tại đây bao gồm khí hậu, phong tục tập quán rất khác so với đất nước chúng ta. Vì vậy, để có thể trải nghiệm cuộc sống thú vị và thử thách đó  tại Nhật lại vừa có thể đạt được nhiều thành quả hơn ở mọi lĩnh vực, việc nắm vững những thông tin cần thiết về đất nước Nhật Bản là không thể thiếu.

Thang Long OSC  sẽ chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm  cuộc sống nhà ở tại Nhật Bản, để các bạn du học sinh có một cái nhìn tổng thế trước khi lên đường du học Nhật Bản nhé ^.^

Việc thuê được một căn hộ tốt là một yếu tố cơ bản, rất quan trọng để các bạn yên tâm học tập và sinh hoạt lâu dài ở Nhật. Các bạn nên tham khảo ý kiến của giáo viên hoặc người thân, bạn bè người Nhật để có thể tìm được một căn hộ vừa ý mình. Mình sẽ phải chuẩn bị hết những đồ đạc khi đi thuê phòng. Mỗi phòng được ở tối đa là 2 người ( nhưng chúng ta có thể ở lách luật để rẻ hơn ) . trước khi thuê phòng sẽ phải đặt cọc tiền thuê nhà ở đó. Giá mỗi phòng thuê tùy theo từng vùng miền, địa điểm ở tại nhật.

Ngoại trừ ký túc xá của nhà trường, hầu hết các căn hộ thuê ngoài đều không được trang bị các vật dụng cần thết, do đó các bạn du học sinh phải tư mua hoặc đi mượn các dụng cụ này.

kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban-van-de-nha-o

Chia sẻ kinh nghiệm đi du học Nhật Bản tự túc

Cách tìm nhà ở

Thông thường sau khi đến Nhật, các bạn có nhu cầu muốn tìm nhà ở, đều thông qua công ty môi giới bất động sản để tìm được một căn hộ như ý nhưng khi thông qua công ty môi giới ta sẽ phải mất một khoản tiền môi giới nhất định. Người nước ngoài khi làm hợp đồng thuê nhà ở Nhật gặp không ít các khó khăn do đất nước này có những thông lệ giao dịch rất độc đáo như khi thuê nhà cần có người bảo lãnh, phải trả tiền đặt cọc, tiền cảm ơn chủ nhà…. Do đó khi giao dịch, rất cần những những người bạn thông thạo các nguyên tắc khi giao dịch.

Một điều khác biệt nữa giữa việc thuê nhà ở Việt Nam và Nhật là: ở Nhật lúc ký hợp đồng thuê nhà, ngoài tiền nhà tháng đầu tiên phải trả, bạn còn phải trả thêm một số khoản khác, gồm: tiền lễ và tiền đặt cọc, hai loại tiền này trả cho chủ nhà thuê; và thêm một khoản khác trả cho trung tâm môi giới bất động sản là tiền phí giới thiệu (các thủ tục thuê nhà ở Nhật chủ yếu thông qua nhà môi giới bất động sản, chứ không tiến hành giao dịch trực tiếp với chủ nhà). Tiền lễ là tiền biếu cho chủ nhà trước khi vào nhà ở, không được hoàn lại sau khi hết hợp đồng; tiền đặt cọc là tiền đặt trước cho chủ nhà, nhằm sửa chữa những tổn hại do người thuê gây ra sau khi hết hợp đồng thuê nhà, phần tiền dư ra nếu chi phí sửa chữa sau khi hết hợp đồng ít hơn tiền đã đặt cọc sẽ được chủ nhà gửi lại.

Về thủ tục tìm nhà, khác với ở Việt Nam các bạn sinh viên thường tìm nhà qua lời giới thiệu của người quen, hoặc trong các xóm trọ sinh viên gần trường Đại học, ở Nhật thủ tục thuê nhà thường được tiến hành thông qua các nhà môi giới bất động sản. Thường mùa thuê nhà bắt đầu vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 4, vì tháng 4 là tháng bắt đầu năm học và làm việc tại Nhật. Cũng vì đây là thời gian mọi người đổ xô đi thuê nhà nên giá nhà có thể bị đẩy lên một ít, nếu có thời gian dư dả thì các bạn có thể bắt đầu việc tìm nhà sớm hơn, vào khoảng đầu tháng 1, lúc này người đi tìm thuê nhà chưa nhiều nên có thể xem xét, lựa chọn được nhiều nhà và thương lượng các điều kiện (kể cả giá cả) với các nhà môi giới bất động sản (fudousan) nhiều hơn.

 (1) Mặt bằng chung của giá thuê nhà

Tiền thuê nhà ở các thành phố lớn và các địa phương khác có sự chênh lệch rõ rệt. Ở những thành phố lớn thì gái thuê cũng khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi bạn ở đến trung tâm thành phố hay diện tích của căn hộ.

Thông thường ở các thành phố lớn, một căn hộ khoảng 10m2, bao gồm cả nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh, cách trung tâm thành phố 30 phút đi tàu thì có giá thuê khoảng 50.000 ~ 60.000 Yên/tháng, trong khi nhó ở các thành phố nhỏ giá thuê nhà rơi vào khoảng 40.000 Yên/tháng.

Đặc biệt, khi thuê nhà, các bạn sẽ phải chi trả các khoản khác như: tiền đặt cọc, tiền cảm ơn chủ nhài…. Tùy từng nơi, tùy từng căn hộ thì chi phí này sẽ khác đi. Thông thường chi phí này sẽ rơi vào khoảng 6-7 tháng tiền nhà và chúng ta phải chi trả thêm tiền hoa hồng cho bên môi giới bất động sản (khoảng 1 tháng tiền nhà). Thời gian gần đây, những nhà thuê giá rẻ và kiểu nhà thuê không cần đặt cọc, không cần cảm ơn chủ nhà đang dần tăng lên.

(2) Hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết

Phải đọc kỹ hợp đồng thuê nhà trước khi thuê nhà bên đó ( nếu chưa đọc được thỳ nên rủ theo ai đó thạo tiếng rồi.

Ngoài ra cần có người bảo lãnh để hoàn thành hợp đồng thuê nhà. Người bảo lãnh phải là người hoàn toàn độc lập về mặt tài chính. Trong trường hợp bản thân người thuê nhà không thể trả tiền nhà thì người bảo lãnh phải đứng ra trả tiền thay cho họ.

Hầu hết các hợp đồng thuê nhà đều được viết bằng tiếng Nhật, do đó các bạn nên đi cùng với người bảo lãnh hoặc người đại diện để tránh những rắc rối gặp phải trong quá trình ký kết hợp đồng thuê nhà.

(3) Những điều cần lưu ý về Tập quán sinh hoạt

Nhận phòng:  Nếu bạn làm hư hại hoặc làm bẩn phòng và các trang thiết bị sẵn có trong phòng, các bạn phải tự bỏ tiền túi để sửa chữa lại. Ngoài ra, ở Nhật có tập quán là khi trả phòng, bạn phải tư chi trả để hồi phục lại nguyên trạng, dọn dẹp sạch sẽ giống như lúc mới thuê.

Cùng sống trong nhà thuê, tiếng ồn: Ở Nhật, thông thường một phòng ở sẽ dành cho một người, như vậy nếu không có sự cho phép của chủ nhà, việc sống chung nhiều người sẽ không được chấp nhận kể cả trên hợp đồng lẫn tập quán sinh hoạt. Ngoài ra, những hành vi các nhân như gây tiếng ồn, nấu ăn, đặt để đồ dùng tại nơi sinh hoạt chung như hành lang của căn hộ là không được phép

>> Tuyển sinh du học Nhật Bản 2019

tổng hợp

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: