Giảm phí cho lao động xuất khẩu năm 2014

Năm 2014 theo mục tiêu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề ra, sẽ có 90.000 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) , tăng 5.000 người so với năm trước...

Năm 2014 theo mục tiêu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề ra, sẽ có 90.000 người xuất khẩu lao động (XKLĐ) , tăng 5.000 người so với năm trước. Đề án giảm chi phí cho lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Đây là một tin vui cho lao động Việt Nam.

 

Theo mục tiêu đề ra, sẽ có 90.000 người Việt Nam đi XKLĐ trong năm nay

Trả lời chúng tôi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa khá lạc quan: “Thị trường chủ lực trong năm 2014 vẫn là các nước Đông Bắc Á. Thị trường Trung Đông nhiều tiềm năng. Nếu chúng ta làm tốt những thị trường đó thôi, thì số lượng lao động đi nước ngoài sẽ đông hơn, năm 2014 dứt khoát hoàn thành kế hoạch”.

Nhu cầu tuyển dụng lao động giảm 50% so với trướcThông tin từ Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ DN (trung tâm) thuộc Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM, sau Tết Nguyên đán, DN tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM sẽ cần khoảng 5.000 lao động cho nhu cầu sản xuất. Con số này tương đương với thời điểm sau tết năm ngoái. Theo trung tâm, hiện đơn hàng mà các DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp chỉ ở mức trung bình, không tăng đột biến so với thời điểm 4 năm trước, nên nhu cầu lao động cũng giảm gần 50% so với cùng kỳ trước năm 2010.

 

Cùng nhận định, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Nguyễn Lương Trào phân tích: “Số lao động đưa đi Đài Loan trong năm 2013 khoảng trên 46.000, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số lao động đi của Việt Nam. Năm tới xu hướng vẫn tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản năm nay sẽ vượt qua con số trên 10.000 lao động. Còn Hàn Quốc, sau khi mở cửa lại thị trường, kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến. Như vậy, 3 thị trường lớn tăng, sẽ kéo theo đà tăng các thị trường như Malaysia, Ả Rập Xê Út…”.

Cùng với việc mở rộng thị trường, thay đổi lớn nhất trong 2014 là cắt giảm chi phí đi xuất khẩu lao động cho người lao động. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, trước mắt việc giảm chi phí sẽ được thực hiện ở thị trường Đài Loan. Ngay từ ngày 1.2, doanh nghiệp được thu phí người lao động đi làm việc trong các ngành công nghiệp tại Đài Loan không vượt quá 4.000 USD/người (khoảng 84 triệu đồng), nghĩa là giảm 500 USD so với mức phí hiện tại. Trong đó, tiền môi giới tối đa không quá 1.500 USD/người (khoảng 32 triệu đồng). Đối với người lao động đi làm việc trong các bệnh viện, trung tâm chăm sóc người già tại thị trường này, doanh nghiệp không được thu chi phí vượt quá 3.300 USD/người (khoảng 70 triệu đồng), trong đó tiền môi giới không quá 800 USD (khoảng 17 triệu đồng).

“Nếu sau ngày 1.2, người lao động hoặc gia đình người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan có phản ánh với các cơ quan chức năng về chi phí của người lao động phải nộp cao hơn quy định nêu trên thì doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng hoạt động đưa người lao động đi Đài Loan trong 30 ngày hoặc lâu hơn đến khi giải quyết dứt điểm vụ việc. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp thu phí cao hơn quy định sẽ bị xử phạt hành chính và xem xét dừng việc đưa người lao động Đài Loan trong thời hạn từ 6-12 tháng”, ông Hòa khẳng định.

(theo báo thanh niên)

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*