Giải pháp xuất khẩu lao động huyện nghèo

Theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ), góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 của Chính phủ, người dân được vay 100% vốn không lãi suất và được hỗ trợ phí đào tạo, đi lại v..

Theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ), góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020 của Chính phủ, người dân được vay 100% vốn không lãi suất và được hỗ trợ phí đào tạo, đi lại và ăn ở… Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện số lao động các huyện nghèo đi XKLĐ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Cùng xem giải pháp xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo ra sao nhé.

Nghèo kinh niên vẫn không xuất ngoại
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đồng thời, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác. Xuất phát từ thực tế này, nhằm khuyến khích người dân 62 huyện nghèo đi xuat khau lao dong tự mình vươn lên thoát nghèo, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ từ vốn đến đào tạo nghề. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa được người dân 62 huyện nghèo đón nhận.
Thực hiện Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án hỗ trợ các huyện nghèo trong cả nước đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020, trong 5 năm (từ 2009 đến nay), tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XKLĐ hướng tới giảm nghèo bền vững. Theo Sở LĐTB & XH tỉnh Bắc Kạn, hàng năm các địa phương trong tỉnh đã tư vấn việc làm, học nghề cho hơn 3.500 lượt người; kiểm tra và giới thiệu hơn 20 doanh nghiệp có uy tín đến tuyển chọn lao động đi xuất khẩu, vận động các ngân hàng đóng trên địa bàn cho 139 hộ vay vốn xuất khẩu lao động với số tiền trên 4,8 tỷ đồng. Các trường dạy nghề cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy với những ngành nghề phù hợp với lao động nông thôn và thị trường xuất khẩu lao động như xây dựng, mộc, cơ khí, may mặc…Tuy nhiên, sau hàng loạt những giải pháp, nỗ lực của ngành chức năng cũng chỉ đưa được 1.530 lao động được xuất khẩu.
Sau 4 năm thực hiện Quyết định 71, toàn tỉnh Thanh Hóa có trên 2.232 lao động ở 7 huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Trung Đông, Đài Loan, Nhật Bản…Con số này không lớn nhưng so với nhiều tỉnh đây là con số ấn tượng. Tuy nhiên, đại diện Sở LĐTB & XH Thanh Hóa cho biết,   XKLĐ tại 7 huyện nghèo hiện theo chiều hướng đi xuống và gặp rất nhiều khó khăn. Số người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động hàng năm ngày càng ít. Nếu như năm 2009 đưa được 588 lao động xuất cảnh, năm 2010 có 823 lao động, năm 2011 là 451 lao động thì đến năm 2012 chỉ có 310 lao động và 9 tháng năm 2013 chỉ đưa được trên 60 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn  không có trường hợp nào.
giai-phap-xuat-khau-lao-dong-huyen-ngheo
Theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động Malaysia góp phần giảm nghèo bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2009, mỗi năm sẽ đưa 10.000 người đi xuất khẩu lao động và tổng kinh phí đầu tư cho cả giai đoạn 2009 – 2020 là 4.715 tỷ đồng. Thế nhưng, theo kết quả của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) đến nay mới chỉ có 7.500 lao động ở 56/62 huyện nghèo được xkld.
Thừa nhận tiến độ trên là quá chậm so với mục tiêu đề ra nhưng theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), đa phần lao động đi xuất khẩu lao động chủ yếu là người nghèo, dân tộc ít người nên trình độ còn hạn chế. Họ không quen với chuyện làm ăn xa nhà và không muốn xa gia đình nên nhiều trường hợp sang đến nước ngoài một thời gian đã bỏ về. Hơn nữa, nhiều trường hợp đã tập trung học định hướng trong nước nhưng gần đến ngày lên đường thì lại cương quyết không đi.
Cần phải tạo niềm tin cho người nghèo
Đánh giá trên của Cục Quản lý Lao động ngoài nước nhận được sự đồng tình của nhiều địa phương, song ý kiến nhiều địa phương cho rằng đó chỉ là một lý do, nguyên nhân chính khiến người dân quay lưng lại với xuất ngoại là do đơn hàng dành cho lao động các huyện nghèo do Cục Quản lý lao động ngoài nước  (Bộ LĐTB&XH) giới thiệu ít, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động do địa hình miền núi phức tạp nên chưa chủ động tham gia tuyển nguồn. Có doanh nghiệp đã tuyển chọn, đào tạo, thu tiền rồi nhưng chưa đưa được lao động đi xuất khẩu, hoặc phải chờ đợi lâu, gây mất niềm tin đối với người lao động. Có doanh nghiệp tuyển được nhiều lao động nhưng do thủ tục vay vốn phức tạp, lao động phải đi lại nhiều lần nên chán nản và bỏ cuộc.
Ông Bùi Đức Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cho biết, hiện nay vận động bà con ở đây tham gia chương trình hỗ trợ xuất khẩu lao động là rất khó, vì không mấy ai hào hứng. Mới đây, một công ty uy tín cần tuyển 160 lao động ở huyện Tân Sơn sang làm việc tại Macao. Song chỉ có 60 lao động đăng ký tham gia, sau đó 56 lao động lại bỏ giữa cuộc vì cho rằng làm việc ở trong nước chắc ăn hơn, xuất khẩu lao động có nhiều rủi ro.
Theo ông Bùi Đức Mẫn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vẫn là tai tiếng của hoạt động XKLĐ trong thời gian qua, như mức chi phí XKLĐ vẫn còn quá cao, trong khi niềm tin của người lao động lại dần giảm sút sau hàng loạt sự cố như lao động bị đánh đập, bỏ rơi nơi xứ người, bị chủ doanh nghiệp đối xử tệ, không ít lao động bị doanh nghiệp lừa đảo tiền đặt cọc, xuất hiện nhiều cò mồi xuất khẩu lao động, các khoản chi phí mà doanh nghiệp đưa ra không rõ ràng, mức lương được chủ lao động nước ngoài trả không đúng như hợp đồng với doanh nghiệp trong nước… đã gây hiệu ứng tâm lý dây chuyền, làm bức tranh xuất khẩu lao động trở nên ảm đạm.
Phản ánh từ nhiều địa phương cho thấy, các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản hay các nước Đông Âu dù có nhu cầu lớn nhưng yêu cầu lại rất cao và chi phí xuất cảnh lớn khiến lao động ở huyện nghèo không thể tiếp cận được. Hơn nữa, trước khi Đề án xuất khẩu lao động theo Quyết định 71 ra đời, cơ quan chức năng có phần buông lỏng công tác quản lý đối với các công ty lấy danh nghĩa đi tuyển lao động, thực chất là các công ty chuyên lừa đảo khiến người lao động phải chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.
Xuất phát từ thực tế trên, Bộ LĐTB&XH  tới đây sẽ rà soát lại chính sách cũng như các phương thức triển khai. Trên cơ sở đó sẽ triển khai theo hướng không chạy theo số lượng mà tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn. Để từ đó người lao động tại 62 huyện nghèo có thể tiếp cận được những thị trường có thu nhập cao như: Hàn Quốc, xuat khau lao dong nhat ban

 Theo Đại Đoàn Kết

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*