Du học Nhật Bản: Trăm thắc mắc cho dự định xin việc làm tại Nhật

Ở Nhật Bản, quá trình xin việc làm thường rất dài và khá vất vả nên người đi xin việc cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Ngay từ khi còn học trong trường hãy tích lũy thật tốt kỹ năng, kiến t..

Nhật Bản không chỉ là chốn đến lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu mà còn là điểm dừng chân trong mơ để bạn tạo lập sự nghiệp, tích lũy thu nhập từ công việc và môi trường làm việc có chất lượng quốc tế. Khi ngày càng nhiều du học sinh mong muốn xin việc làm tại Nhật sau khi kết thúc chặng đường du học Nhật Bản vừa học vừa làm thì những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, tâm lý phục vụ cho xin việc lại càng được quan tâm nhiều hơn. Cùng Thang Long OSC theo dõi mục “hỏi ngắn đáp dễ hiểu” dưới đây để lượm nhặt những những kinh nghiệm hữu ích khi xin việc tại Nhật nhé!

du-hoc-nhat-ban-xin-viec-lam-tai-nhat

1. Nên bắt đầu từ đâu khi quyết định xin việc tại Nhật?

Ở Nhật Bản, quá trình xin việc thường rất dài  và khá vất vả nên người đi xin việc cần chuẩn bị thật  kỹ lưỡng những điều cần thiết cũng như  nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Việc chuẩn bị về mặt tâm lý và thời gian cũng hết sức quan trọng vì trong suốt quá trình xin việc, bạn sẽ không thể đảm bảo được việc học tập hay đi làm thêm. Một lưu ý nữa đó là đi xin việc tại Nhật khá tốn kém nên bạn cũng cần chuẩn bị chi phí cho những việc như việc đi lại, mua hồ sơ, đầu tư trang phục,….Người Nhật tuy rất văn minh, hiện đại nhưng vẫn ít nhiều còn tư tưởng bảo thủ và đặc biệt là “bài ngoại”. Chính bởi vậy việc người nước ngoài xin việc làm tại Nhật cũng bị xem xét khắt khe hơn. Khó khăn là vậy nên bạn đừng để khi nước đến chân mới nhảy. Ngay từ khi còn học trong trường hãy tích lũy thật tốt kỹ năng, kiến thức, vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa, làm thêm,… để có được nền tảng vững chắc nhất cho xin việc ngay sau khi tốt nghiệp nhé!

2. Đối với sinh viên năm 1 và năm 2 có thể chuẩn bị những gì cho việc xin việc trong tương lai?

Quá trình xin việc rất dài và vất vả, vì vậy việc chuẩn bị từ những năm đầu đại học cũng rất cần thiết. Trước hết, bạn cần phải có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp của mình trong  tương lai. Từ đó chuẩn bị những kiến thức chuyên môn cho ngành nghề đó và những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng trình bày, phát biểu trước nhiều người.

Ngoài ra, hầu hết công việc của bạn sau này không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà còn cần bạn phải có những kiến thức và hiểu biết nhất định về con người và xã hội. Do đó, bạn không nên chỉ chú tâm vào việc học hành mà cũng nên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động thể thao hay hoạt động xã hội.

Việc làm thêm tại Nhật khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng sẽ giúp bạn thu không ít kinh nghiệm làm việc để “gây ấn tượng” với nhà tuyển dụng sau này. Bởi vậy hãy tận dụng thời gian làm arubaito để vừa tăng thu nhập trang trải sinh hoạt phí, vừa tích lũy cho bản thân kiến thức, kinh nghiệm phục vụ việc xin việc lâu dài tại Nhật khi tốt nghiệp nhé!

3. Khi đi xin việc, cần phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì?

Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, có 2 giấy tờ quan trọng nhất là CV (hay 履歴書) và Entry sheet (hay エントリーシート) . Entry Sheet thì đa dạng và nội dung thì tùy thuộc vào từng công ty. Ngoài ra, một số công ty trong quá trình tuyển dụng còn yêu cầu người đi xin việc phải thi các kỳ thi như SPI và phỏng vấn. SPI là kỳ thi để kiểm tra về trình độ ngôn ngữ, toán cũng như các kiến thức thông thường. SPI rất khó ngay cả đối với người Nhật cho nên bạn cần đầu tư thời gian học thì mới có thể qua. Các sách luyện thi SPI được bày bán rất nhiều ở các hiệu sách nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Ngoài ra tại các buổi 説明会, bạn sẽ được thông báo cụ thể về các giấy tờ cần phải nộp cho công ty nên nhớ chú ý theo dõi để biết nhé.

4. Các công ty ở Nhật có quan trọng bằng cấp không?

Nhìn chung, các công ty của Nhật khá coi trọng bằng cấp. Đối với một người nước ngoài đi xin việc tại Nhật, một tấm bằng năng lực tiếng Nhật ở cấp độ 1 (Japanese Language Proficiency Test hay còn gọi là 日本語能力試験) là rất thuận tiện trong việc chứng tỏ trình độ tiếng Nhật. Bởi vậy hãy cố gắng học tiếng Nhật và rèn giao tiếp cho thành thạo ngay từ hôm nay. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp công ty chỉ cần phỏng vấn bạn để biết bạn nói tiếng Nhật đến đâu chứ không đòi hỏi bằng tiếng Nhật. Một số văn bằng khác khá phổ biến trong khi xin việc là  BJT (Business JapaneseTest) và đặc biệt là TOEIC. Nếu bạn có ý định làm việc trong ngành kế toán thì tối thiểu bạn phải có bằng 日商簿記 cấp độ 2 (日商簿記2級).

5. Những người không biết tiếng Nhật thì có khả năng xin được việc ở Nhật không?

Với những người không biết hoặc khả năng tiếng Nhật yếu thì cơ hội xin việc rất hạn hẹp. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh, bạn vẫn có cơ hội xin vào làm cho các công ty đa quốc gia (multinational), các công ty nước ngoài đầu tư vào Nhật hoặc mảng kinh doanh quốc tế trong công ty Nhật. Tuy nhiên với mặt bằng chung tiếng Anh của người Nhật và tính chất của xã hội Nhật Bản, việc không học tiếng Nhật và không nói được tiếng Nhật sẽ là một bất lợi lớn khi đi làm. Bởi vậy nếu muốn ở lại và làm việc tại quốc gia này, hãy trang bị cho mình một vốn liếng kiến thức về ngôn ngữ thật tốt!

6. Khi thi phỏng vấn để xin việc cần vận dụng những kỹ năng gì?

Phỏng vấn trôi chảy là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng xin việc tại Nhật của bạn có thành công hay không. Trước khi tính toán đến việc nói tiếng Nhật lưu loát hay không, bạn hãy để ý xem mình có những gì để nói, để giao tiếp và gây ấn tượng với người phỏng vấn. Bạn nên xác định rõ sở trường, sở đoản, sự tự tin khi bước vào môi trường làm việc mới, những dự định tương lai của bản thân (hay còn gọi là quá trình 自己分析).  Ăn nói không rõ ràng, ý tứ không thống nhất, khuếch trương bản thân quá độ hay những điểm vụn vặt như đến muộn, trang phục lố bịch,… là những cái tối kỵ không nên mắc phải nếu muốn tránh gây phản cảm. Bên cạnh đó, bạn nên hiểu rõ công ty bạn đang xin vào làm đang hoạt động về lĩnh vực gì, văn hóa công ty ra sao, công ty hoạt động theo hình thức nào,…để biết rõ nhà tuyển dụng cần gì ở bạn và bạn có thể đáp ứng yêu cầu gì của nhà tuyển dụng.

7. Cần phải biết những gì về lương tháng và phúc lợi mà doanh nghiệp Nhật cung cấp cho bạn?

Một bộ phận sinh viên đi xin việc có tư tưởng “miễn xin được việc là tốt rồi”, và không quan tâm đến lợi ích của mình có được khi phục vụ công ty. Du học sinh mới ra trường và khát khao được ở lại Nhật cũng có tâm lý như vậy. Tuy nhiên đây là tư tưởng sai lầm bởi nếu mức lương, đãi ngộ của công ty không tương xứng với sức lao động, sự cống hiến của bạn, bạn rất dễ chán nản, nhảy việc sau này. Bởi vậy, sau khi cuộc phỏng vấn xin việc diễn ra trôi chảy, thì bạn cũng cần theo dõi kỹ các chế độ phúc lợi của công ty bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền thưởng, các khoản hỗ trợ về nhà ở (nếu có), tiêu chí tăng lương …. Tùy từng khối ngành mà mức lương được nhận có thể khác nhau, bạn nên tham khảo sempai cùng ngành để có thông tin xác thực hơn.

8. Cần phải biết những gì về môi trường làm việc?

Người Nhật có khả năng quảng bá công ty mình cực tốt, và bạn sẽ bị choáng ngợp với quá nhiều hứa hẹn hấp dẫn từ phía họ. Trên thực tế thì không phải công ty nào có bài thuyết minh bóng bẩy cũng là công ty có môi trường làm việc như bạn hình dung. Bạn cần chủ động đặt nhiều câu hỏi về công ty mà bạn đang xin vào, hoặc trong trường hợp có thể, hãy thử mạnh dạn đề xuất việc đến tham quan môi trường làm việc của công ty. Sự chủ động của bạn có thể là 1 điểm được đánh giá cao, nhưng hãy chú ý chọn lọc câu hỏi để tránh bị cho là “vụn vặt”.

Tham khảo chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc 2017 với chi phí siêu tiết kiệm và ưu đãi hấp dẫn lên đến 30 triệu đồng tại Thang Long OSC. Hoặc liên hệ đến hotline 0466 866 770 để được các cán bộ công ty tư vấn miễn phí!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , , , ,