Đồng Yên tăng giá: Tin vui cho lao động Việt Nam

Tỷ giá đồng Yên luôn là tâm điểm cho những ai chuẩn bị đi Nhật du học hoặc đi xuất khẩu lao động sang Nhật, nó ảnh hưởng không nhỏ tới đồng lương người LĐ. Cụ thể, vào lúc 4h chiều nay (theo giờ Việt Nam), đồng Yên giao dịch v..

Tỷ giá đồng yen luôn là tâm điểm cho những ai chuẩn bị đi Nhật du học hoặc đi xuất khẩu lao động sang Nhật, nó ảnh hưởng không nhỏ tới đồng lương của người lao động

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi ngày 1/2 cho biết Chính phủ nước này vẫn giữ mức báo động về tình trạng đồng yen tăng giá và sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ nếu đồng yen tiếp tục tăng giá so với đồng USD và các đồng ngoại tệ khác.

Đồng yen tăng giá được cho là gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này.

Ngày 31/1, tại thị trường New York, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua với 76,14 yen đổi 1 USD. Nguyên nhân là các nhà đầu tư chuyển sang mua đồng yen như một giải pháp an toàn trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và toàn cầu còn nhiều bất ổn.

Bộ trưởng Azumi khẳng định Chính phủ Nhật Bản luôn theo sát tình hình thị trường và sẵn sàng tiến hành “các biện pháp quyết liệt” nếu cần.

Trước đó, Bộ Tài chính ngày 31/1 cho biết Bộ này và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp nào từ ngày 29/12/2011 đến ngày 27/1 vừa qua. Bộ trưởng Azumi hy vọng các thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang lại sự ổn định cho thị trường tài chính

Trước đây, ngày 31/10/2011, đồng yen từng tăng lên mức cao kỉ lục kể từ thời hậu chiến với 75,31 yen đổi 1 USD, buộc Bộ Tài chính và BOJ phải can thiệp, đẩy tỷ giá xuống mức 79 yen/USD.

Theo các nhà phân tích tài chính, trong tương lai gần, việc đồng USD tăng giá mạnh mẽ so với đồng yên khó có khả năng xảy ra, đặc biệt khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ mới đây ra thông báo về lãi suất thấp khác thường. Mức lãi suất này được cho là sẽ duy trì đến cuối năm 2014.

Năm 1995, Chủ tịch kiêm chiến lược gia Eishi Wakabayashi của Công ty Wakabayashi FX Associates đã từng dự đoán chính xác tỷ giá đồng USD ở mức 80 yen/USD bằng các phân tích kỹ thuật như đồ thị ngũ giác và tỷ lệ vàng. Ông cũng dự báo đồng USD sẽ giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 73,60-74 yen/USD trong tháng 2 này, và sau đó sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Đồng Yên tăng giá: Tin vui cho lao động Việt Nam

Đồng Yên tăng giá mạnh, lợi hay hại?

Phiên giao dịch ngoại tệ hôm nay (24/8), tỷ giá đồng Yên leo lên mức cao nhất trong vòng 15 năm so với USD và cao nhất trong 9 năm so với Euro. Nỗi lo về đà phục hồi kinh tế toàn cầu có khả năng chững lại, khiến giới đầu tư “tấn công” dữ dội các kênh tài sản có độ an toàn cao.

Cụ thể, vào lúc 4h chiều nay (theo giờ Việt Nam), đồng Yên giao dịch với USD ở mức 84,34 Yên/USD, cao nhất trong vòng 15 năm qua. Trong khi, tỷ giá Yên/Euro ở mức 106,14 Yên/Euro, cao nhất kể từ tháng 11/2001 tới nay. Đồng Euro cũng giảm giá xuống mức thấp nhất trong 6 tuần so với USD, khi đứng ở 1,2607 USD/Euro.

Theo giới phân tích, việc đồng Yên và USD đồng thời tăng giá mạnh so với Euro, là bởi các số liệu gần đây cho thấy khả năng phục hồi của thị trường nhà đất Mỹ sẽ chững lại, và chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đức xuống dốc.

“Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, khi nào chúng ta thấy tâm lý toàn cầu bi quan, tâm lý e ngại rủi ro sẽ khiến nhà đầu tư tìm đến đồng USD và đồng Yên”, ông Yoshiaki Ota, Trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối thuộc tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, nhận xét.

Còn nhiều đỉnh cao mới

Trong khi đó, theo nhận định của ông Shawn Baldwin, Chủ tịch công ty tư vấn và nghiên cứu Capital Management Group, việc đồng Yên tăng giá trong thời gian gần đây là do sự chênh lệch lãi suất thấp, những lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới và khả năng can thiệp tiền tệ của Chính phủ Nhật Bản.

Các số liệu gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại trong quý 2/2010. Hiện, các nhà hoạch định chính sách nước này đang phải đối mặt với áp lực bảo vệ sự phục hồi kinh tế, bởi đồng Yên tăng giá đe dọa tác động xấu tới doanh lợi của các hãng xuất khẩu và làm cho tình trạng giảm phát trở nên tồi tệ hơn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, ông Yoshihiko Noda, cho biết đang theo dõi thị trường tiền tệ và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với ngân hàng trung ương về các vấn đề kinh tế. Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Naoki Minezaki, cho biết “không nghi ngờ gì về việc đồng Yên mạnh đang tác động mạnh đến xuất khẩu”.

Việc đồng yên không ngừng mạnh lên làm giảm doanh thu của các công ty Nhật thu được từ Mỹ khi quy đổi ra đồng Yên. Các doanh nghiệp Nhật vì thế liên tục kêu gọi giảm thuế, song cho đến nay họ vẫn không nhận được bất kỳ sự can thiệp nào về chính sách tiền tệ.

Sự mạnh lên của đồng Yên không bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế nội địa của Nhật Bản, mà là sản phẩm của lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực tư nhân và nhà đầu tư quốc tế. Việc đồng USD đi xuống có thể sẽ khiến sự can thiệp tiền tệ của cả hai bên Mỹ, Nhật không thành công.

Lần gần nhất mà Ngân hàng Trung ương Nhật can thiệp vào tỷ giá đồng yên là vào năm 2003, khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản bán đồng Yên 126 ngày trên thị trường mở để mua vào 315 tỷ USD. Biện pháp đó đã giúp đồng Yên hạ 11%.

Khả năng thành công của biện pháp can thiệp để thay đổi hướng đi trong dài hạn của tiền tệ sẽ chỉ phát huy tác dụng khi các nước cùng hợp tác, song điều này khó xảy ra ở thời điểm hiện tại. Có thể thấy các nước G8 đã không hề can thiệp vào thị trường tiền tệ trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính. Do vậy khả năng can thiệp cả về mặt kinh tế và chính trị trên thực tế là rất thấp.

Nhiều người đã trông đợi vào cuộc gặp Thủ tướng Naoto Kan và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shirakawa để bàn về vấn đề đồng Yên. Tuy nhiên, thay vì cuộc gặp riêng rẽ, hai ông sáng nay đã có cuộc điện đàm, song cả hai quan chức đã không đề cập đến bất kỳ một sự can thiệp nào vào vấn đề tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.

Yoshito Sengoku, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, cho biết: “Thủ tướng đã gọi điện cho Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật và tiến hành trao đổi về tình hình kinh tế, tài chính đất nước. Cả hai ông đều thống nhất rằng, chính phủ và ngân hàng Trung ương cần hợp tác chặt chẽ với nhau”. Tuy nhiên, vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ trong tương lai lại không được hai ông đề cập tới.

Trong khi đó, theo số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc đã tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ Nhật Bản lên thêm 6,2 tỷ USD trong quý 1/2010, cao gấp đôi con số kỷ lục vào năm 2005. Trong tháng 6 vừa qua, Trung Quốc tiếp tục mua 456,4 tỷ Yên (5,3 tỷ USD) trái phiếu, sau khi đã mua vào một lượng trái phiếu kỷ lục trị giá 735,2 tỷ Yên trong tháng 5.

Tuy vậy, Trung Quốc không phải nước sở hữu lớn nhất tiền tệ của Nhật Bản. Anh quốc mới là quốc gia sở hữu dự trữ đồng yên lớn nhất thế giới. Năm ngoái, quốc gia này đã mua 26.300 tỷ Yên và đầu tư thêm 18.300 tỷ Yên trong năm nay. Những yếu tố này đã khiến đồng Yên tăng giá mạnh hơn. Do đó, theo ông Shawn Baldwin, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ còn đẩy giá đồng Yên lên những kỷ lục mới.

Dựa vào những nghiên cứu của mình, các chiến lược gia của Morgan Stanley nhận định rằng trong năm 2016, giá trị đồng Yên sẽ ở mức 5,3 nghìn tỷ USD/ngày. Đây có thể xem là một con số kỷ lục trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền khác đều được dự báo sẽ mất giá trong năm 2016.

1 man bằng bao nhiêu tiền Việt Nam ?

Sẽ đánh bại USD?

Theo Bloomberg, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo đồng yên Nhật sẽ tăng đến mức 115 yên đổi 1 USD vào cuối năm 2016. Điều này có vẻ như trái ngược hoàn toàn với công bố mới đây Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khi đưa ra một chỉ số mới gồm 13 đồng tiền làm thước đo tỷ giá cho đồng NDT, theo đó, đồng Yên của Nhật Bản được cho là sẽ mất giá thứ hai chỉ sau đồng Rupee của Ấn Độ.

Tuy nhiên, theo dự báo của Morgan Stanley, đồng nội tệ Nhật Bản sẽ mạnh lên 115 JPY/USD vào cuối năm 2016, trái ngược với dự đoán yên giảm xuống 126 JPY/USD của các nhà kinh tế học trong khảo sát Bloomberg và cũng trái ngược với dự đoán trước kia của chính ngân hàng này khi cho rằng yên sẽ giảm xuống 125 JPY/USD vào cuối năm 2016.

Cũng theo hãng tin Bloomberg, chỉ riêng việc chấm dứt đợt sụt giá đến 40% so với USD trong vòng 4 năm qua, đã chứng tỏ giá trị của đồng Yên so với USD. Điều này cũng chứng minh rằng Yên có thể sẽ đánh bại các đồng tiền khác để trở thành “ ngôi vương”.

Một vấn đề khác nữa là tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bớt khả năng làm suy yếu tỷ giá thông qua gói kích thích tiền tệ, thay vào đó, Tokyo sẽ ngày càng dựa nhiều vào chi tiêu và cải cách để thúc đẩy nền kinh tế.

Con “dao hai lưỡi”

Việc đồng Yên mạnh lên xét ở góc độ kinh tế rõ ràng là dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật Bản bắt đầu hồi phục. Sau những chỉ trích mạnh mẽ về chính sách Abenomic của Thủ tướng Abe. Rằng Abenomic không những không làm lực đẩy cho nền kinh tế mà thậm chí còn kéo nền kinh tế suy thóa. Trước đó, người ta cũng cho rằng khả năng BOJ sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên, đến nay Tokyo vẫn giữ vững lập trường và không hành động.

Mới đây, Nhật Bản đã tuyên bố rằng GDP trong quý III của nước này đã tăng 1% chứ không phải là giảm 0,8% như thông báo trước đó. Như vậy, rõ ràng nền kinh tế Nhật không hề rơi vào suy thoái như nhiều nhận định trước đó. Chính những dấu hiệu phục hồi kinh tế này khiến Thủ tướng Abe tỏ ra quyết tâm hơn trong chính sách Abenomic của mình, theo đó sẽ đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, tái cấu trúc nền kinh tế và chính sách nới lỏng tiền tệ.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đồng Yên mạnh chưa hẳn đã là tốt cho nền kinh tế, bởi đồng Yên mạnh sẽ ít nhiều gây thiệt hại cho các nhà XK Nhật Bản, đơn giản điều này sẽ làm cho hàng hóa của họ kém cạnh tranh và có thể làm hao mòn giá trị của các khoản thu nhập ở nước ngoài khi quy đổi thành đồng Yên. Đồng thời, đồng Yên mạnh đã đẩy mạnh sức mua của Nhật Bản ở nước ngoài, một lợi thế rõ ràng nhất đang được các tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách mở rộng thị trường khai thác.

Với VN, việc đồng Yên tăng giá so với đồng USD ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tới việc XNK hàng hóa. Ngoài ra, trong trường hợp đồng Yên tăng giá còn đồng VND trượt giá cũng sẽ làm giá trị nợ thực của VN trong nguồn vốn ODA từ Nhật có thể tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng. Còn xét ở khía cạnh XNK, khi đồng Yên tăng giá thì kim ngạch XK của VN vào Nhật sẽ tăng lên, nhưng đồng thời việc nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ bất lợi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu năm 2016 đồng Yên có giá trị hơn thì ngay từ bây giờ các nhà XK VN cần đẩy mạnh các giải pháp để tăng kim ngạch XK sang Nhật Bản. Đồng thời, là cơ hội để nhà đầu tư Nhật Bản tranh thủ tỷ giá để giảm bớt chi phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân FDI vào VN.

Không chỉ là bất lợi

Việc đồng Yên tăng giá đang khiến giới chức Nhật Bản đau đầu tìm phương hướng giải quyết cho vấn đề xuất khẩu suy giảm, nhưng không vì thế mà giới kinh doanh nản lòng. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, tình hình không quá tồi tệ như lo ngại.

Ngay như trong giai đoạn kinh tế suy thoái trầm trọng, 10 doanh nghiệp làm ăn có lãi trên thị trường chứng khoán Tokyo vẫn đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2009. Cũng trong năm đó, khi khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, giới doanh nghiệp Nhật Bản vẫn thu được 545 tỷ USD.

Theo tiến sĩ Sachio Semmoto, ông chủ của hãng viễn thông Emobile, đơn vị đang tìm kiếm một thỏa thuận với Softbank về chia sẻ mạng di động tốc độ cao, đồng Yên cao thực tế lại có lợi cho Nhật Bản, bởi lẽ nhiều công ty Nhật có trong tay rất nhiều tiền mặt. Đồng Yên cao chính là một cơ hội tuyệt vời để Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài.

Điển hình cho ví dụ này là thương vụ mua lại công ty Frucor (New Zealand) của Hãng thực phẩm và giải khát Suntory hồi tháng 10. Trong năm tài khóa 2009 (kết thúc tháng 3/2010), các hoạt động M&A giữa doanh nghiệp Nhật với New Zealand đã tăng gấp 3 lần. Theo tiến sĩ Semmoto, đồng Yên tăng giá là cơ hội tốt để Nhật Bản hội nhập với thế giới.

Còn theo ông Hiroshi Ito, Giám đốc hãng kiểm tra an toàn thực phẩm Hill Laboratories, mặc dù đồng Yên tăng giá có nhiều bất ngờ, nhưng ông vẫn lạc quan về tương lai của Hill Laboratories tại châu Á, thậm chí ông còn cho rằng, đây là cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp kiểm định thực phẩm Nhật Bản.

Với dân số bị lão hóa, năng lực sản xuất thực phẩm ở Nhật Bản chỉ cung ứng đủ 40% nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Việc đồng Yên tăng giá sẽ khiến sức mua nội địa của Nhật Bản tăng mạnh. Do đó, các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm tại những nước chuyên xuất khẩu nông sản, có cơ hội đi đơn hàng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, và các doanh nghiệp kiểm định thực phẩm sẽ có nhiều việc phải làm.

nguồn: Internet

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , , , , ,