Bỏ một vốn, thu bốn lời với chương trình xuất khẩu lao động nước ngoài

Không thể phủ nhận việc đầu tư cho xuất khẩu lao động nước ngoài đang làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn Việt Nam khi chỉ cần bỏ chút vốn, người dân có thể thu lại hàng trăm đến hàng tỷ đồng “tiền lãi”..

Người người, nhà nhà đang thoát nghèo bền vững và vươn lên thành những hộ khấm khá, có của ăn của để nhờ đầu tư đi xuất khẩu lao động. Khắp nơi mọc lên những làng quê giàu lên nhờ đi Nhật, đi giúp việc gia đình tại Đài Loan, làm công xưởng tại Hàn… Không thể phủ nhận việc đầu tư cho xuất khẩu lao động nước ngoài đang làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn Việt Nam khi chỉ cần bỏ chút vốn, người dân có thể thu lại hàng trăm đến hàng tỷ đồng “tiền lãi”. Và Đồng Tháp là một trong những địa phương đã minh chứng rõ rệt cho “cục diện” đổi thay đầy tích cực ấy.

“Xuất khẩu lao động nước ngoài không chỉ giải quyết xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, nâng cao chất lượng làm việc cho người lao động sau khi mãn hạn hợp đồng… mà còn cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh” – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã khẳng định như vậy tại buổi “Tổng kết công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giai đoạn 2014-2016”.

chuong-trinh-xuat-khau-lao-dong-nuoc-ngoai

Đi xuất khẩu lao động chưa về đã toan lên làm chủ doanh nghiệp

“Sau 3 năm làm thực tập sinh Nhật Bản, tích lũy được 900 triệu đồng và sở hữu bằng Nhật ngữ N3. Hiện em dạy tiếng Nhật tại Trung tâm ngoại ngữ TPHCM với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng” – chia sẻ của bạn Nguyễn Phú Diệu (SN 1991, Tân Dương, Lai Vung) đã khiến khán phòng suýt xoa cảm phục và trân trọng sự thành đạt và tương lai xán lạn của cô gái vừa tròn 25 tuổi.

Cùng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với Diệu, Lê Thanh Đủ (SN 1985, phường 4- Tp Cao Lãnh) cũng tích lũy hơn 800 triệu và bằng Nhật ngữ N3. Về nước, Đủ được Trung tâm DVVL Đồng Tháp mời dạy tiếng Nhật với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Không chỉ riêng thị trường Nhật, những bạn lựa chọn đi xuất khẩu lao động Đài Loan, Hàn Quốc,… cũng dễ dàng lên ngôi “chủ” sau khi mãn hợp đồng. Sau khi kết thúc hợp đồng làm công xưởng tại Đài Loan, Trần Quang Lạc (SN 1980, Nhị Mỹ – huyện Cao Lãnh) tích lũy được 1,2 tỷ đồng rồi dùng tiền mở cửa hàng Vật tư BVTV tại nhà. Hiện công việc kinh doanh của anh Lạc rất thuận lợi.

Thậm chí, ngay cả khi còn đang ở nước ngoài làm thuê, chưa về nước, nhưng nhiều lao động đã bước lên ngôi ông chủ. Nói chuyện tại lễ Tổng kết, bà Đặng Thị Kim Kha (SN 1966- huyện Tam Nông) cho biết: “Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử (ĐH Cần Thơ) con trai đầu lòng Lê Nhật Trường (SN 1991) của bà đã đăng ký sang Nhật Bản làm việc.

Với mức thu nhập 34 – 38 triệu đồng, mỗi tháng Trường gửi về nhà 25 triệu đồng. Sau 2 năm đi Nhật, gia đình dùng tiền tích lũy mua 3 công đất tại Tp Cao Lãnh rồi trồng vườn xoài”. Vậy là Trường làm chủ vườn xoài tại quê hương xoài Cao Lãnh ngay khi còn làm việc trên đất nước mặt trời mọc.

Một vốn đầu tư cho xuất khẩu lao động, thu lại bốn lời tiền lãi:

“Sau 3 năm, Đồng Tháp đưa gần 1.900 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài, tăng 107,81% so chỉ tiêu đã đề ra. Hiện tại có trên 1.000 LĐ đang học ngoại ngữ, giáo dục định…”, bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Đồng Tháp chia sẻ. Lý giải cho diễn tiến “năm sau cao hơn năm trước”, ông Bùi Thành Nhơn, GĐ Sở LĐTBXH Đồng Tháp ngắn gọn: “Nhờ chủ trương tái khởi động công tác XKLĐ của tỉnh Đồng Tháp”.

Xuất phát từ nhận thức, XKLĐ vừa là mục tiêu xã hội, vừa là mục tiêu kinh tế, năm 2014 Đồng Tháp mạnh dạn xây dựng chính sách hỗ trợ người tham gia XKLĐ. Cụ thể, hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe và cho vay vốn tín chấp làm chi phí…

Sau 3 năm, tổng số tiền trên 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số này sẽ tiếp tục tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn nữa vào những năm tiếp theo. Phát biểu tại lễ tổng kết, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương cam kết sẵn sàng tạm dừng các dự án chưa cấp thiết để dồn vốn cho XKLĐ. Lý giải cho sự quyết liệt này, ông Dương ngắn gọn: “Làm ăn có lãi thì phải mạnh tay đầu tư”.

Thực tế cho thấy, hiện mỗi năm những người tham gia xuất khẩu lao động nước ngoài mang về cho Đồng Tháp hơn 100 tỉ đồng. “Nhiều lao động còn chứng minh, sau khi mãn hợp đồng, họ còn mang về Đồng Tháp nhiều tài sản quý hơn tiền: Sự thay đổi tích cực về tác phong, chất lượng làm việc… nhưng quan trọng hơn là thông qua đó, còn trực tiếp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh”, ông Dương tâm đắc: “Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia có lao động Đồng Tháp làm việc đã đến tìm hiểu, đầu tư”.

Mạnh dạn xây dựng chính sách hỗ trợ người tham gia xuất khẩu lao động, Đồng Tháp không chỉ mang lại lợi ích cho chính mình mà còn gợi mở cho nhiều địa phương khác bài học về tư duy điều hành: Đôi lúc chỉ cần thay đổi nhỏ, vẫn có thể mang lại hiệu quả lớn.

Trong hơn một thập kỷ qua, những giá trị mà hoạt động xuất khẩu lao động mang lại không chỉ là nguồn thu ngoại tệ lớn. Việc người dân tiếp xúc với môi trường làm việc hiện đại, tiên tiến, tiệm cận với tư duy mở, năng động của các nước phát triển top đầu như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… đã giúp cho chính bản thân họ thay đổi tích cực tạo tiền đề cho sự đóng góp, cống hiến cho quê hương.

Xuất khẩu lao động nước ngoài đang dần làm thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc bộ mặt của làng quê Việt. Những công nghệ Nhật với tư duy làm việc nguyên tắc, chủ động, những đồng vốn sau bao năm tích cóp khi làm công xưởng tại Đài Loan, hay tính tự lập, kiên trì trong công việc… đã theo chân những người lao động xa xứ trở về. Nhìn vào những giá trị tích cực ấy, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng và tin tưởng vào những thay đổi tốt đẹp của tầng lớp lao động mới.

Đăng ký nghe tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan, Algeria,… miễn phí và cập nhật những đơn hàng tốt với mức đãi ngộ hấp dẫn tại website thanglongosc.edu.vn. Hoặc gọi đến hotline 0466866770 để biết thêm chi tiết!

(Theo Báo Lao động)

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,