Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Làm nông nghiệp hay điện tử ?

Điện tử và nông nghiệp đều là 2 ngành nghề "hot" được nhiều lao động lựa chọn khi sang Nhật Bản. Ưu nhược điểm của mỗi công việc thuộc 2 ngành này ra sao? Ngành nào là lựa chọn tối ưu? Cùng tìm câu trả lời trong thông tin dưới b..

Nhật Bản tiếp tục là thị trường chiếm thị phần cao thứ 2 trong công tác xuất khẩu lao động và hứa hẹn còn bùng phát hơn nữa trong những năm kế tiếp với nhiều cơ hội rộng mở, ưu đãi hơn cho người lao động Việt Nam. Trước thềm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hẳn rất nhiều người băn khoăn nên làm ngành nghề gì cho phù hợp và thu nhập tốt. Trong bài viết này, Thăng Long OSC sẽ so sánh 2 ngành nghề được lựa chọn nhiều khi đi xuất khẩu lao động đó là điện tử và nông nghiệp. Ưu nhược điểm của mỗi công việc thuộc 2 ngành này ra sao? Ngành nào là lựa chọn tối ưu? Cùng tìm câu trả lời trong thông tin dưới bài nhé!

Điện tử và nông nghiệp đều là 2 ngành nghề “hot” được nhiều lao động lựa chọn khi sang Nhật Bản. Ngành điện tử tại Nhật đã quá nổi tiếng bởi những thương hiệu vang danh toàn cầu như Panasonic, Toshiba,…Nếu bạn đã trải nghiệm công việc làm điện tử tại công ty của Nhật , Hàn Quốc tại Việt Nam thì khi sang làm việc tại các công ty về điện tử tại Nhật, môi trường không có quá nhiều khác biệt, thay đổi. Ngược lại, ngành nông nghiệp tại Nhật sẽ khiến nhiều lao động Việt Nam dù lớn lên thuần nông, quen việc đồng áng từ nhỏ cũng sẽ giật mình kinh ngạc bởi sự tiên tiến, hiện đại của xứ Phù Tang. Làm nông nghiệp ở Nhật nghĩa là bạn phải làm quen với máy móc, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.  Hiểu biết căn bản về  2 ngành nghề này, sẽ giúp bạn có tư duy tốt nhất khi lựa chọn công việc để xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Về ngành điện tử tại Nhật Bản
Ngành điện tử tại Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới. Những thương hiệu điện tử đến từ nước Nhật từ lâu đã trở thành những nhãn hàng xuyên lục địa, làm khuynh đảo toàn cầu trong nhiều năm và được nhiều quốc gia đón nhận. Hiển nhiên, được làm việc trong môi trường tiên tiến hiện đại của các công ty về điện tử của Nhật là nguyện vọng của rất nhiều người, điều này đúng cả với những người Nhật. Tuy nhiên, trong bài viết sẽ chỉ tập trung phân tích đến công nhân Việt Nam làm việc tại Nhật theo chương trình thực tập sinh mà bản chất là xuất khẩu lao động đã lựa chọn ngành này.

Đối tượng tuyển của ngành điện tử là lao đông phổ thông, không yêu cầu kinh nghiệm, tay nghề, kỹ năng cụ thể. Thường lao động chỉ cần chăm chỉ, nhanh nhẹn, có ý thức kỷ luật tốt là có thể được tuyển chọn. Khi tiếp nhận đơn hàng điện tử, lao động sẽ được sắp xếp những công việc đơn giản nhất trong các xí nghiệp chế tạo này, thường sẽ là phụ trách kiểm tra sản phẩm, lắp ráp linh kiện, cắt gọt bavia,…xem đơn hàng điện tử Nhật Bản

Bất lợi khi chọn công việc làm điện tử: Khi lao động làm việc trong dây truyền sản xuất liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi (thưởng chỉ nghỉ được 5-10’ sau 2h làm việc, nghỉ 1 tiếng ăn trưa sau 4 tiếng) rất dễ gây căng thẳng và nhàm chán cho các công nhân bởi ngay cả trao đổi nhỏ trong khi làm việc là điều tuyệt đối không được phép trong giờ làm.

Hơn nữa, xét về tính chất ổn định thì ngành điện tử cũng chỉ ở mức tương đối, xí nghiệp không có đơn hàng về liên tục hoặc cho ra các sản phẩm mới thì ngay cả việc đảm bảo 8 tiếng làm việc là rất khó. Nếu may mắn bạn lựa được doanh nghiệp làm ăn phát triển thì đây chính là cơ hội kiếm tiền rất thuận lợi. Bởi bạn hoàn toàn có thể làm thêm 2-4 tiếng mỗi ngày, cả thứ 7 và chủ nhật. Tuy vậy, cường độ làm việc cao rất dễ gây căng thẳng , nhất là khi làm việc không ngừng nghỉ khoảng 10-12 tiếng/ngày trong nhà máy ngột ngạt, ồn ào tiếng máy chạy.

Làm nông nghiệp ở Nhật Bản

Làm nông nghiệp tại Nhật Bản không giống với những gì bạn đã tưởng tượng đâu, bởi đó là nền công nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất. Thay vì chân lấm tay bùn quần quật ngoài đồng áng mà năng suất không cao, tiếp nhận công việc làm nông nghiệp Nhật Bản, bạn sẽ tiếp xúc nhiều với máy móc đấy, thật khác ở Việt Nam đúng không?

Lao động trước khi chọn ngành này cần biết, nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn khác so với mô hình nông nghiệp hộ gia đình tại Việt Nam. Những xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận lao động cho ngành này không phải hộ gia đình mà là những doanh nghiệp cung cấp thực phẩm rất lớn tại Nhật Bản. Công việc trong ngành nông nghiệp thường là: làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản, trồng trọt hoa trái,… Tuy những đơn hàng nông nghiệp tại Nhật Bản của Thăng Long OSC luôn rất “hot” nhưng tuyển dụng của ngành nghề này thường ít nhiều khắt khe. Khi tiếp nhận lao động, xí nghiệp, doanh nghiệp chỉ chọn một trong những chuyên môn riêng làm tiêu chí tuyển và đó thường là thế mạnh của xí nghiệp trong phát triển kinh doanh. Những lao động được ưu tiên tuyển dụng thường là những người đã có ít nhiều kinh nghiệm, tay nghề về lĩnh vực đó.

Bất lợi của việc làm ngành nông nghiệp khi xuất khẩu lao động Nhật Bản: Nhiều thời gian làm ngoài trời nên có những khoảng thời gian khá khắc nghiệt.

Lợi thế: Công việc nhiều thời gian chết để nghỉ ngơi, bớt mệt mỏi. Nhiều việc làm thêm nếu làm trong nhà kính, hoặc chế biến nông sản trước khi sáng sớm hoặc tối muộn có xe vận chuyển đến siêu thị. Thường có nhiều việc cả ngày thứ 7, chủ nhật, cơ hội có thêm thu nhập. Có nhiều cơ hội trao đổi, học thêm tiếng bản xứ, nâng cao năng lực tiếng Nhật phục vụ khi về nước.

Các trang trại chăn nuôi tại Nhật đều có hệ thống máy móc phục vụ từ những việc nhỏ nhất, công việc của người lao động chủ yếu vận hành hệ thống trang trại này. Nếu những ai có mong muốn phát triển hệ thống nuôi trồng sau khi về nước thì những công việc chăn nuôi hoặc làm vườn là lựa chọn rất phù hợp.

Nhìn sâu vào tổng thể dẽ dàng thấy đi Nhật làm việc ngành nông nghiệp lại nhiều lợi thế hơn rất nhiều, thêm nữa cũng dễ dàng hơn do số lượng xí nghiệp tuyển lao động ngành này vượt nhiều lần so với công việc điện tử.

Tóm lại, mặc dù đây là hai ngành không liên quan với nhau để có thể đem ra so sánh, nhưng rất nhiều bạn trẻ có sở thích ưu về một phía,  sở thích này lại bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và áp đặt khi nhìn nhận từ nền kinh tế trong nước. Bất cứ ngành nghề gì khi đi xuất khẩu lao động đều rất vất vả và nhiều khó khăn, không công việc nào là sướng, dễ dàng đem lại nhiều tiền bạc, bởi vậy đòi hỏi người lao động cần luôn biết nỗ lực, cố gắng.

Để cập nhật thông tin về những đơn hàng xuất khẩu lao động từ các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Algeria,… mới nhất, xin vui lòng liên hệ với Thăng Long OSC để được tư vấn miễn phí hoặc theo dõi qua website của chúng tôi.

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,