Xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út đang được mở rộng

Xuất khẩu lao động Ảrập Xê út, thị trường trọng điểm được các Công ty xklđ hướng đến. Chi phí thấp, thậm chí miễn phí khi đi xuất khẩu lao động Ảrập Xê út. Nếu như lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thường phải..

Trong khi các thị trường lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… đang trở nên bão hòa, cánh cửa sang thị trường Hàn Quốc đang dần bị thu hẹp, Mỹ và châu Âu là đích khó vào, thì thị trường XKLD Dubai hay Ảrập Xê út được xác định là thị trường trọng điểm.

xuat-khau-lao-dong-arap

Thị trường lao động đầy tiềm năng

Ảrập Xê út là thị trường lao động có khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài với số lượng lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, chế biến dầu, khí. Thị trường này cũng không quy định hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài như các quốc gia khác.

Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Ảrập Xê út từ năm 2003 và đẩy mạnh trong những năm gần đây. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ TB&XH), số Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm giúp việc gia đình có xu hướng tăng: Năm 2012 và 2013 có 10 công ty đưa lao động đi, năm 2014 có 15 công ty. Hiện có khoảng 15.000 lao động, trong đó có 2.000 lao động giúp việc gia đình đang làm việc tại thị trường này.

Ông Nguyễn Đức Nam – Bí thư thứ hai ĐSQ Việt Nam tại Ảrập Xê út: Mức lương tối thiểu tại Ảrập Xê út đang được điều chỉnh theo hướng nâng lên sẽ tăng thu nhập cho người lao động, trong đó có lao động Việt Nam. Hiện nay, người làm công việc giản đơn được trả lương từ 200-300 USD/tháng. Lao động có tay nghề vững được trả từ 500-600 USD. Chi phí sinh hoạt khoảng 100 USD/tháng.

 

Theo các chuyên gia, nhu cầu đối với lao động giúp việc gia đình của Ảrập Xê út tăng cao là thuận lợi lớn cho người lao động Việt Nam bởi phù hợp với sức khỏe cũng như đáp ứng nhu cầu số đông lao động phổ thông. Nhiều DN gặp khó khăn trong việc khai thác các thị trường và các loại hình lao động đã xem việc cung ứng lao động giúp việc sang Ảrập Xê út là cứu cánh cho hoạt động kinh doanh của mình.

Chi phí thấp cũng tạo thuận lợi lớn cho các Doanh nghiệp khi đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Ảrập Xê út. Nếu như lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thường phải chi phí nhiều cho môi giới, thị trường Nhật Bản yêu cầu cao đối với lao động, thì thủ tục đưa và tiếp nhận lao động sang Ảrập Xê út tương đối đơn giản. Người lao động đi làm việc tại Ảrập Xê út hầu như không mất phí. Thậm chí, Doanh nghiệp cung ứng lao động còn được đối tác trả phí tuyển dụng cao.

Cần gỡ vướng thủ tục

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ TB&XH, số lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tại nước này vẫn còn quá ít so với tiềm năng và so với số lượng lao động của các nước khác như Inđônêsia, Philipine, Băngladesh, Pakistan…

Theo nhiều Doanh nghiệp, rào cản lớn nhất trong việc xuất khẩu lao động là khó khăn trong việc cung cấp visa. Điều này cũng được đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Bạch Đằng (chi nhánh Hải Dương) xác nhận. Mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm đưa xuất khẩu lao động Đài Loan và nhiều thị trường khác, nhưng khi đưa lao động sang Ảrập Xê út, Doanh nghiệp cũng không thể xin visa mà phải mở văn phòng và gặp đối tác ở một nước khác, mất nhiều thời gian với chi phí cao. Ông Ngô Văn Long – Phó Tổng giám đốc Công ty Traenco – cho rằng, để khai thác thị trường lao động đầy tiềm năng Ảrập Xê út, nhà nước cần tạo điều kiện cho Doanh nghiệp được cấp visa.

Để kịp thời chấn chỉnh, ổn định và phát triển thị trường lao động tại Ảrập Xê út, ông Nguyễn Thanh Hòa – Thứ trưởng Bộ LĐ TB&XH- đã yêu cầu các Doanh nghiệp có trên 300 lao động các ngành nghề hoặc trên 100 lao động giúp việc gia đình cử cán bộ đại diện sang làm việc tại Ảrập Xê út. Các Doanh nghiệp có số lao động ít hơn có thể cùng hợp tác theo hướng 300 lao động có một quản lý. Điều này không chỉ tạo điều kiện giảm chi phí cho Doanh nghiệp mà còn thuận lợi cho người lao động cũng như Doanh nghiệp đưa lao động sang trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Ảrập Xê út là thị trường trọng điểm được các công ty xuất khẩu lao động hướng đến

 

(theo báo Công Thương)

1 Comment

  • Tôi muốn đi ld arapseut sin đc tư vấn

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*