Tìm hiểu văn hóa đưa danh thiếp ở Nhật Bản

Hiện nay, rất nhiều công ty muốn hợp tác kinh doanh với người Nhật. Nhưng đa phần trong số họ không hiếu hết văn hóa về danh thiếp của người Nhật, cách sử dụng danh thiếp thế nào để lấy lòng được người Nhật?..

Ở Việt Nam thì không phải ai cũng có danh thiếp mà sử dụng, chỉ những vị trí quan trọng mới cần sử dụng danh thiếp để thuận lợi trong công việc. Còn ở Nhật Bản thì sao? Các bạn đi du học Nhật Bản mà có cơ hội làm việc ở Nhật thì chắc sẽ hiểu điều này, người Nhật sử dụng danh thiếp rất cẩn thận và có ý nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là đưa qua đưa lại…

Tìm hiểu Văn hóa sử dụng danh thiếp của người Nhật

Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn được mệnh danh là rất tiết kiệm và tính toán trong chi tiêu, tuy nhiên họ lại rất hào phóng khi sử dụng danh thiếp, bởi họ đặc biệt coi trọng những tấm danh thiếp này. Hiện nay, rất nhiều công ty, nhiều doanh nhân muốn hợp tác kinh doanh với người Nhật. Nhưng đa phần trong số họ không hiếu hết văn hóa về danh thiếp của người Nhật, dẫn đến tình trạng làm mất lòng các đối tác này. Dưới đây là một số nét văn hóa về danh thiếp của người Nhật.

1. Khi trao đổi danh thiếp cần để ý tới cấp bậc nhân viên

Văn hóa Nhật rất trọng về vị trí cấp bậc. Khi trao đổi danh thiếp, người Nhật phải xác định được chức vụ từ cao của đối tác để áp dụng lễ nghi, thể hiện thái độ tôn kính. Các cuộc giao dịch, đàm phán sẽ cởi mở và dễ nói chuyện hơn nếu hai người ở địa vị ngang hàng nhau.

2. Người Nhật thường biểu hiện rõ nét mặt khi trao đổi danh thiếp

Đây là cơ sở để chúng ta nắm bắt được chức vụ của người đang trao danh thiếp. Chúng ta có thể đoán được chức vị cao hay thấp qua cử chỉ và nét mặt của đối tác. Thông thường, nếu khom lưng nhiều, nét mặt khiêm tốn, chân thành thì chức vụ của người trao danh thiếp sẽ thấp. Ngược lại, khom lưng càng ít, vẻ mặt tự tin hơn thì chức vụ sẽ càng cao.

3. Không nên tùy tiện sử dụng danh thiếp khi làm ăn với người Nhật

Người Nhật không có thói quen tùy tiện trao đổi danh thiếp, vì họ khá tôn trọng nó. Trong các tình huống giao dịch kinh doanh, đàm phán hợp đồng, nếu một người có địa vị thấp mà không được cấp trên dẫn dắt hoặc không có lý do gì đặc biệt thì không đủ tư cách để trao đổi danh thiếp với người có địa vị cao hơn. Việc này là do văn hóa “đẳng cấp” của người Nhật. Vì vậy, khi bạn muốn hẹn đàm phán kinh doanh với một công ty Nhật thì hãy dựa vào chức vụ của mình để hẹn với người tương xứng. Nếu bạn muốn hẹn với người có chức vụ cao hơn thì nên có sự ủy quyền hoặc dẫn lối từ cấp trên tương xứng của bạn. Văn hóa nhật bản là thế, nếu bạn chịu khó tìm hiểu thì sẽ thấy nhiều cái hay và thú vị lắm

van-hoa-dua-danh-thiep-o-nhat-ban

4. Gọi tên chính xác của người Nhật được ghi trong danh thiếp

Điều này thể hiện sự tôn trọng của mình với đối tác. Tên người Nhật khá khó gọi, vì vậy hãy cẩn thận nhớ tên họ và gọi cho chính xác khi giao dịch kinh doanh.

Ngoài ra khi được người Nhật trao danh thiếp, bạn đừng vội nhét ngay vào túi mà nên đọc qua nội dung

Bất cứ ai đến sinh sống và làm việc tại Nhật đều được chỉ dạy một quy tắc là khi nhận tấm danh thiếp từ một người Nhật, đó là không được nhét vội danh thiếp vào trong túi mà bạn phải học cách đọc lướt qua nội dung và ghi nhớ tên danh xưng của người đó.

Kỹ năng đưa danh thiếp bằng cả hai tay: Đây là một trong những quy tắc sử dụng danh thiếp mà người nước ngoài khi đến với Nhật Bản cần phải tập làm quen. Tuy vậy, nội dung của danh thiếp có thể được người Nhật tự do thể hiện

Điều khá kì lạ là nhiều tấm danh thiếp ở Nhật hiện nay vẫn đề chữ “business” lên trên, chứng tỏ một điều là công dụng của những tấm danh thiếp đã vượt xa khuôn khổ kinh doanh thuần túy.

Danh thiếp có thể được dùng trong bất cứ ngành nghề nào, thậm chí còn được thiết kế giống hệt những mẫu quảng cáo nhỏ, đình kèm địa chỉ website, blog cá nhân và cả mã QR code.

Đi sâu hơn về văn hóa sử dụng danh thiếp của Nhật, bạn có thể thấy trên những tấm danh thiếp của nhà hàng thường sẽ có hình minh họa bản đồ ở mặt sau, giúp nó trở nên ấn tượng hơn. Trên các tấm thiệp của cơ quan xúc tiến du lịch các tỉnh thường có hình ảnh những danh lam thắng cảnh đặc sắc của địa phương.

Danh thiếp một mặt là tiếng Nhật, mặt còn lại được viết bằng tiếng Anh

Ngày trước, các tấm danh thiếp thường được đính kèm ảnh chân dung trên đó để người khác có thể nhận ra. Tuy vậy, hiện nay, số lượng những tấm danh thiếp kiểu này không còn nhiều. Thực tế, ngay cả khi không cầm tấm danh thiếp trên tay, người ta vẫn có thể nhớ được đặc điểm khuôn mặt của người khác trong một khoảng thời gian tương đối dài, vì thế việc dán ảnh lên danh thiếp trở nên không cần thiết.

Một điểm lưu ý nữa mà người nước ngoài cần chú ý khi sử dụng danh thiếp ở Nhật Bản đó là tuyệt đối không bao giờ được viết lên danh thiếp của người khác.

Đối với những người đã nghỉ hưu, họ lại chuộng những danh thiếp dạng “thông báo sở thích cá nhân” hơn. Một khi bạn không còn làm việc nữa, bạn sẽ tự nhiên có nhu cầu muốn tìm cách để giới thiệu bản thân cụ thể hơn với người khác. Lúc đó, chiếc danh thiếp hoàn toàn có thể giúp bạn giải phóng niềm đam mê thông qua việc đề cập đến những sở thích, thú vui của mình.

Danh thiếp ở Nhật Bản thiết kế độc đáo và lạ mắt

Tuy vậy, đôi khi không phải lúc nào ở Nhật Bản, bạn cũng được trao danh thiếp khi gặp gỡ người khác. Cô Amy Chavez, phóng viên của The Japan Times từng chạm mặt 3 đồng nghiệp nữ ở cùng cơ quan, một người trong số đó là người quen từ trước, hai người còn lại không có động thái trao danh thiếp mặc dù tác giả đã chủ động đưa danh thiếp của mình cho họ.

Đem điều này đi hỏi người khác, cô Amy Chavez được biết rằng, có thể trong số 2 cô gái đó, 1 người hoàn toàn không ý thức được việc làm quen bằng cách trao danh thiếp là điều nên làm, người còn lại thì cô Amy Chavez như người lạ chỉ gặp 1 lần duy nhất và không có ý định tái ngộ. Vì vậy, cô ấy đã không quyết định đưa danh thiếp ra để làm quen.

Đối với ngành truyền hình, điều này được thể hiện rõ ở chỗ các hoạt động chính thường do đạo diễn hoặc nhà sản xuất chỉ đạo chứ không phải người quay phim. Vì vậy, đôi khi bạn sẽ cảm thấy có chút kì lạ khi thấy các nhân viên hậu kì và đạo diễn sản xuất phim thường có danh thiếp cho riêng mình, còn người quay phim thì không.

Dù thế nào đi nữa, có thể nói danh thiếp chính là thứ khiến người Nhật Bản thể hiện cá tính riêng của bản thân trước cộng đồng.

Liên hệ đăng ký:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
- Số 7 Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy , Hà Nội
- Di động: 0981 057 683 – 0981 052 583 – 0967 620 068
Tham khảo thêm thông tin tại http://thanglongosc.edu.vn/

Nguồn: Japan Times

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: