Tự ý bỏ việc khi đi xklđ sẽ bị phạt thế nào?

Tôi xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc cho một công ty theo hợp đồng cá nhân trong thời hạn 5 năm. Sau hơn một năm, tôi chuyển sang làm cho nhà máy khác trả lương cao hơn. Do vậy, tôi bị công ty đã đưa sang Nhật dọa kiện ra tòa với l..

Câu hỏi:  Tôi chuyển sang làm cho nhà máy khác trả lương cao hơn. Do vậy, tôi bị công ty đưa tôi ra nước ngoài dọa kiện ra tòa với lý do vi phạm khi xuất cảnh.

Tôi xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc cho một công ty theo hợp đồng cá nhân trong thời hạn 5 năm. Sau hơn một năm, tôi chuyển sang làm cho nhà máy khác trả lương cao hơn. Do vậy, tôi bị công ty đã đưa sang Nhật dọa kiện ra tòa với lý do tôi vi phạm khi xuất cảnh. Trong lúc tôi chưa về nước, bố tôi đã ký bảo lãnh, cam kết sẽ trả tiền phạt nếu tôi vi phạm hợp đồng.

Xin hỏi tôi có phải nộp tiền phạt vi phạm không? Ngoài ra, tôi có còn bị xử phạt gì nữa không?

Huy Cảnh

Bạn đọc trả lời:

Trong Van Mai:  Chào bạn Huy Cảnh.
Theo như bạn nói thì bạn đã vi phạm Điều 35 Nghị định 95/2013 NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;

b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này. 

Hà Khánh:  laị là một con sâu, làm rầu nồi canh.

anh phuc:  hợp đồng bạn còn 4 năm thì bạn bị phạt 4 tỷ chứ hỏi gì nưa.chứ lúc bạn ký kết bạn nhắm mắt ko đọc à.

Hùng:  Bạn nói thế nào ấy chứ? Không có xklđ hợp đồng 5 năm đâu? Với khung chương trình kĩ sư 5 năm các bạn chỉ được kí hợp đồng 1 năm một thôi, thậm chí là 3 tháng tại công ty tiếp nhận ban đầu. Tùy vào hợp đồng với từng công ty bạn nhé, bạn chỉ cần xem lại kỹ hợp đồng thôi. Với việc đi thực tập sinh luật pháp sẽ rất nghiêm và bạn sẽ bị phạt rất nhiều, còn với kĩ thuật viên bạn không lên quá lo lắng, nhưng lên chú ý đến các cam kết đã kí. 

soixam191: tôi khuyên bạn nên ngồi lại đàm phán .phía nghiệp doàn nhật sẽ kiện bạn thật sự .trong trưởng hợp bạn làm sai hàng .hư hàng của công ty bên đang ký hợp đồng với bạn thì bạn sẽ dễ đi hơn mà không bị bồi thường hợp đồng.còn bạn đi vì lí do lương cao hơn thì phía công ty cũ + nghiệp đoàn sẽ kiện bạn . Phía Việt Nam thì bạn cứ bảo với gia đình cắt đứt liên lạc với bạn rồi . 3 năm trước mình gây gỗ đánh nhau rồi ra tự mua vé bay về Việt Nam. (thực tập sinh) phía công ty thường không kiện nhưng nghiệp đoàn kanto nói đòi bồi thường hợp đồng

Raul:  nghe có vẻ to tác, chứ thực ra vấn đề chỉ nằm ở thỏa thuận trong hợp đồng. Còn việc bạn sang công ty khác làm thì về nguyên tắc bạn phải về nước, xin lại visa với giấy tờ do công ty mới cung cấp, như vậy mới hợp lệ về mặt cư trú. Còn với hợp đồng lao động với công ty cũ thì cứ đúng quy định thôi, bạn chấp nhận nộp phạt thì trong hợp đồng quy định phạt bao nhiêu thì bạn nộp bấy nhiêu, nếu tự mình hiểu lý lẽ rồi thì nộp luôn khỏi phải đợi người ta kiện, đây cũng là cách giữ uy tín cho chính mình

dacquynh.lp :  Nộp phạt hay không còn tuỳ thuộc vào hợp đồng bạn ký!
Bạn chỉ là vi phạm hợp đồng đã ký với công ty Nhật đã ký Hợp đồng với bạn thôi.
Hiện giờ bạn vẫn có giấy tờ hợp pháp ở Nhật thì bạn không phải bận tâm gì đến Điều 35 nghị định 95/2013 cả.

Các bạn lưu ý nhé, khi đi nước ngoài làm việc cần phải tuân thủ mọi quy tắc trong hợp đồng lao động đừng để xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé. Hãy lao động chăm chỉ, ý thức thật tốt để góp phần đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, uy tín nhất trong mắt bạn bè quốc tế

XKLĐ: Nhiều thị trường “khủng”

theo vnexpress

 

 

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , ,