Tổng hợp Kinh nghiệm du học Nhật Bản tự túc năm 2019

Bạn muốn biết về kinh nghiệm du học Nhật Bản của những cựu du học sinh Nhật. Trung tâm du học Thăng Long xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm đi du học năm 2019 hi vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn...

Hiện nay số lượng du học sinh đi du học Nhật bản 2019 vừa học vừa làm ngày càng gia tăng, với chất lượng giáo dục hàng đầu và môi trường học tập làm việc tuyệt vời là lý do chính thu hút hàng ngàn du học sinh quốc tế mỗi năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp đi du học không thành công, nguyên nhân chính là các bạn chọn sai mục đích và chưa tìm hiểu kinh nghiệm đi du học Nhật bản cũng như thông tin trước khi đi

Bạn muốn biết về kinh nghiệm du học Nhật Bản của những cựu du học sinh đi trước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm đi du học năm 2019 hi vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn.

1. Kinh nghiệm chọn trường khi du học Nhật Bản

Hầu hết các bạn sẽ phải học tiếng Nhật để lấy được chứng chỉ năng lực N2 là điều kiện đầu vào của các trường đại học, cao đẳng ở Nhật. Việc lựa chọn trường tiếng là rất quan trọng trước khi bạn quyết định du học Nhật Bản. Bạn có thể tìm hiểu thông tin được cung cấp tại trang web của trường hay tin tức báo chí về ngôi trường mà bạn lựa chọn du học, hoặc các bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn du học Nhật Bản để được hỗ trợ.

Để chọn trường học phù hợp bạn cần quan tâm đến mức học phí của từng năm học và các khoản phí liên quan của mỗi trường là khác nhau. Song song đó bạn cũng nên chú ý đến chất lượng đào tạo mà bạn có thể nhận được khi theo học tại trường có tương xứng với mức học phí mà bạn bỏ ra hay không.

2. Kinh nghiệm làm thêm

Đa phần các bạn du học Nhật Bản 2018 sẽ tìm cho mình một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống hàng ngày và không cần đến sự trợ cấp từ gia đình. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn được giao tiếp với người bản xứ và nâng cao vốn tiếng Nhật của mình.

Công việc làm thêm cũng sẽ giúp bạn biết thêm được phong tục tập quán và văn hóa sống của người Nhật. Các bạn du học sinh đều được phép làm thêm trong thời gian tạm trú tại trường, các bạn có thể làm thêm 28 tiếng mỗi tuần, trong thời gian nghỉ hè bạn có thể làm thêm 8 tiếng trong một ngày.

Những công việc làm thêm phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn
– Công việc trong các xưởng, nhà máy cơm hộp trong khu vực
– Nhân viên nhà hàng
– Nhân viên bán hàng
– Gia sư dạy kèm
– Lễ tân khách sạn

3. Kinh nghiệm tìm phòng trọ ở Nhật

Các trường tại Nhật Bản đều có ký túc xá cho sinh viên, nhưng sẽ có những trường không đáp ứng đủ nhu cầu bởi số lượng sinh viên quá đông bởi vậy nhiều bạn sẽ đi thuê nhà ở riêng. Khi ký hợp đồng thuê nhà bạn thường phải trả cho chủ nhà 1 khoản tiền từ 1 đến 6 tháng. Kinh nghiệm tìm phòng trọ hay ở KTX các bạn có thể hỏi trên nhóm các cựu du học sinh Nhật

Hầu hết các bạn du học sinh đều lựa chọn phương án ở ghép để bớt đi khoản phí về phòng trọ. Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ Sinh viên trong nước và quốc tế

Giá một phòng trọ sẽ tùy thuộc vào mỗi nơi mà bạn sinh sống nếu ở trung tâm thành phố chắc chắn chi phí sẽ đắt hơn nhiều so với những khu vực ở ngoại ô

Dưới đây Thang Long OSC xin chia sẻ kinh nghiệm đi du học tự túc nhật bản của 1 bạn du học sinh:

Du học Nhật bản tự túc qua công ty, trung tâm: Dạng này chiếm đa số khoản 70% đến 80% trong số hơn 5000 DHS người Việt tại Nhật. Nhưng thật ra từ năm trước năm 2008 tỷ lệ đậu visa rất thấp do chính sách của nhà nước Nhật. Từ sau năm 2008 do nhiều nguyên nhân, chính sách thông thoáng hơn nên số lượng tăng dần theo từng năm.
Quy trình thủ tục đi du học như sau:
Đến trung tâm du học → làm thủ tục→ trung tâm liên lạc với trường ở Nhật→ trường chấp nhận→ trung tâm nộp hồ sơ cho Đại sứ quán Nhật→ xuất cảnh đi Nhật
xem chi tiết tại đây: Quy trình tham gia du học Nhật bản
 kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban-2018
Chọn trung tâm du học Nhật Bản nào uy tín  ?
Phần chọn trung tâm mình nghĩ không quan trọng lắm. Chọn trường tiếng mới là quan trọng vì nó ảnh hưởng bạn có đi làm ở Nhật sau khi học Trung cấp (Senmon) hay Đại học hay không
Khi học trường Tiếng tốt→ vào được các trường Đại học tốt, nỗ lực nữa là cũng có thể vào trường công lập→sẽ xin được học bổng (rất nhiều nhưng phần lớn ưu tiên DHS trường công và trường Đại học trung bình,khá) →sẽ có việc làm sau khi ra trường. Ngược lại trường tiếng không tốt→vào trường Trung cấp(senmon) →khó xin học bổng→phải đi làm nhiều→học yếu→xin việc làm khó khăn (thường là cố gắng học tiếp Trung cấp và sau đó về nước).
Tuy nhiên dạo gần đây có một vấn đề phát sinh nữa là đa số các trường tốt đều ở Tokyo nên các bạn lựa chọn học ở Tokyo khá nhiều. Tất nhiên học ở thủ đô là một đều tốt, nhưng để có được việc làm ở Tokyo cũng rất khó vì công việc đòi hỏi phải biết Tiếng tốt, hoặc phải có người giới thiệu. Đó là một đều rất khó với các bạn mới sang.
Nếu có đều kiện tài chính hoặc đã học tốt Tiếng (khoảng N3) thì nên học ở Tokyo. Còn nếu tài chính không cho phép thì bạn nên chọn các trường ở tỉnh vì chi phí du học nhật bản 2019 và học phí rẻ hơn so với các thành phố lớn.

Sau đây mình xin chia sẻ cuộc sống du học sinh tự túc sau khi tới Nhật:

+ Cuộc sống: Mình có kinh nghiệm ở Tokyo 6 năm, xin nói thẳng luôn là rất buồn, ngoài các nhà ga khu trung tâm thì có rất ít người ngoài đường, sẽ không có quán cốc…Con người ở đây cũng vậy, sẽ không có buôn chuyện như ở Việt Nam, họ có thể nói chuyện vui vẻ với bạn ở trường, nhưng khi ra đường thì không
Vì thế tốt nhất lúc mới qua hãy chú tâm lo học và tìm kiếm việc làm trước. Nếu có thời gian thì cố gắng tham gia các hoạt động của Hội SVVN hay các Hội giao lưu quốc tế
+ Tài chính:
-Tiền học: 65~75man/năm trường Tiếng. 70~120man/năm trường Trung cấp(Senmon), Cao đẳng.80~130man/năm trường ĐH tư lập. 55man/năm trường ĐH quốc lập.
-Tiền nhà:3~4man/tháng
-Tiền ăn:2~3man/tháng
-Khác(điện thoại,internet,….)2man/tháng
Tùy thuộc vào các khu vực bạn sống mà chi phí có thể thay đổi chút ít.
Tính đơn giản mỗi tháng bạn chi ít nhất 15man khi học trường tiếng, 20 man khi học ĐH trừ đi số tiền bạn kiếm được khi đi làm thêm(khoảng 8-15man/tháng, hơn 30 triệu) thì bạn sẽ thấy không dễ dàng chút nào phải không. Đó là chưa kể theo luật làm thêm thì chỉ có 28 tiếng 1 tuần với trung bình 900-1000 yên 1 giờ thì bạn chỉ khoản 10 man/tháng.
Nếu có tiền thì cố gắng dành dụm để đóng tiền học khi học ĐH. Tốt nhất nên trang bị kiến thức thật tốt khi học trừờng tiếng để thi vào trừờng công lập, hoặc trừờng ĐH có tiếng 1 chút để lấy học bổng.
Mình muốn nhấn mạnh vấn đề kiếm tiền ở đây vì có nhiều bạn bị vướng vào vòng luẩn quẩn này. Muốn đi làm thêm kiếm tiền thật nhiều để đóng tiền học tuy nhiên khi chú tâm đến việc kiếm tiền thì các bạn sẽ quên nhiệm vụ chính của mình là “đi học”. Các bạn không biết rằng nếu học tốt thì (vào trừờng công,có học bổng,giảm học phí,…) mọi vấn đề sẽ được giải quyết
+ Học hành: Cũng như khi học các ngôn ngữ khác, bí quyết là bạn phải mạnh dạng chủ động nói chuyện thật nhiều với người bản sứ, có như vậy tiếng Nhật của bạn mới tiến bộ nhanh được. Chú ý là khi ở trường tiếng thì chỉ toàn là DHS nên khả năng ứng dụng rất ít, theo mình trường tiếng là nơi để học thi tiếng Nhật và ôn thi ĐH. Nơi tốt nhất để học tiếng Nhật là nơi làm thêm

Kinh nghiệm sau khi đã sang bên nhật :

Các bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối đầu mọi thử thách, cho dù có nhớ nhà thì cũng phải chịu đựng và bắt tay vào việc học

- Tiền: Sẽ mất 1 vài ngày để làm thẻ ngân hàng nên số tiền bạn mang qua phải luôn giữ bên mình
- Điện thoại & internet: Điện thoại thì nên đăng ký Softbank vì miễn phí gọi.
Chỉ đăng ký điện thoại thường bật nắp mất khoản 980 yên/tháng, không sử dụng mạng. Họ sẽ nói không đăng ký mạng sẽ không dùng mail được, cũng không sao vì bạn chỉ nhắn tin bằng SMS. Tuyệt đối phải cắt mạng khi đăng ký (có nhiều trường hợp phát sinh vài chục man khi không đăng ký trọn gói (xài thoải mái,mất 4,5 sen/tháng) mà xài mạng).
Internet thì nếu KTX có sẵn thì share cho rẽ,nếu không thì ra các trung tâm điện máy lớn tiềm hiểu,thường vào mạng sẽ được tặng 2~3 man,lấy tiền đó mua từ điển hay máy tính cho tiết kiệm. Khi đi nhờ người biết tiếng đi theo sẽ dễ hơn.
Thẻ gọi điện quốc tế thì có nhiều trên mạng, nếu có máy tính và mạng thì mua thẻ Telme Japan(2000yen) gọi qua internet khoản 200~300 phút. Nếu chưa có internet thì có thẻ Sadia hoặc Ok có thể gọi qua bồn công cộng, khoảng 200 phút.
-Quần áo và Ăn uống: Quần áo thì đang mùa hè nên đồ mùa hè mang sang là được. Ăn uống thì ngoài đồ ăn mang từ VN sang thì nên mua rau ở siêu thị thêm cho đủ chất. Các dụng cụ gia dụng nhà bếp nếu mua đồ cũ sẽ tiết kiệm rất nhiều.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi du học Nhật bản của 1 cựu du học sinh chia sẻ, các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết về thông tin du học Nhật bản cũng như tìm hiểu chương trình tuyển sinh du học Nhật bản năm 2019…trên website Thăng Long

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về kinh nghiệm đi du học Nhật Bản của Thang Long OSC phần nào sẽ giúp các bạn du học sinh có những sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến du học sắp tới của mình.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 1900 1582

ĐT: 0981 057 683 – 0981 052 583 – 0967 620 068

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: