Tìm hiểu thị trường lao động Algeria

Algeria là một trong những thị trường mà lao động Việt chọn đi xuất khẩu lao động khá đông trong thời gian gần đây. Nằm ở Bắc Phi và là nước lớn thứ hai trên lục địa Châu Phi. Algeria giáp với Tunisia ở phía Đông Bắc..

Đi xuất khẩu lao động Algeria, đây là một trong những thị trường khá được ưu chuộng hiện nay. Với thu nhập khá, chi phí đi thấp, thi tuyển dễ và nhiều đơn hàng phù hợp với lứa tuổi có trình độ văn hóa thấp

Nằm ở Bắc Phi và là nước lớn thứ hai trên lục địa Châu Phi. Algeria giáp với Tunisia ở phía Đông Bắc, Libya về phía đông, Niger về phía đông nam, Mali và Mauritania về phía tây nam, Tây Sahara về phía Tây.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nước: Cộng hoà Dân chủ nhân dân An-giê-ri (People’s Democratic Republic of Algeria)

Thủ đô: Al-ger (Algiers)

Ngày quốc khánh: 5/7/1962

2. Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Phi, trên bờ Nam Địa Trung Hải, có 1200 km bờ biển và giáp Tuy-ni-di, Li -bi, Ni-ger, Ma-li, Mau-ri-ta-ni-e, Tây Sa-ha-ra

3. Diện tích: 2.381.740 km2 (diện tích đất: 2.381.740 km2)

4. Khí hậu: Từ khô tới khô vừa; mùa đông ôn hòa ẩm ướt và mùa hè khô nóng dọc duyên hải; ở cao nguyên mùa đông lạnh và khô hơn, mùa hè nóng; gió Đông Nam lẫn cát bụi nóng vào mùa hè.

5. Dân số: 32.532.000 (ước tính 2005) người, trong đó người Arab-Berber chiếm 99%, người Âu Châu chiếm dưới 1%.

6. Ðịa hình: Phần lớn là cao nguyên và sa mạc, một số ngọn núi; đồng bằng ven biển hẹp, không liên tục.

7. Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, hơi đốt, quặng sắt, phốt phát, uranium, chì, kẽm

8. Thiên tai: Các vùng núi thường có động đất.

9. Môi trường: Xói mòn đất; sa mạc hoá; chất thải chưa xử lý, rác do lọc dầu dẫn đến làm ô nhiễm các con sông và nước biển Ðịa Trung Hải.

10. Chính thể: Cộng hoà

11. Hiến pháp: Thông qua ngày 19 tháng 11 năm 1976, sửa đổi ba lần vào năm 1988, 1989 và 1996.

12. Quyền bầu cử: 18 tuổi, phổ thông đầu phiếu

13. Cơ quan hành pháp:

Người đứng đầu nhà nước: Tổng thống

Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm; thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm.

14. Cơ quan lập pháp: Hai viện bao gồm Quốc hội (389 ghế; các thành viên được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm) và Hội đồng dân tộc (144 ghế; 1 phần ba số thành viên được tổng thống bổ nhiệm, hai phần ba được bầu cử theo chế độ bầu cử gián tiếp; nhiệm kỳ 6 năm)

15. Cơ quan tư pháp: Toà án tối cao

16. Ngôn ngữ: Tiếng Ả rập (ngôn ngữ chính), tiếng Pháp, thổ ngữ Berber.

17. Đơn vị tiền tệ: Dinar An-giê-ri (DZD)

18. Thành viên các tổ chức: ABEDA, AfDB, AFESD, AMF, AMU, AU, BIS, FAO, G-15, G-24, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt (đã ký hiệp ước), ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, LAS, MIGA, MONUC, NAM, OAPEC, OAS (quan sát viên), OIC, OPCW, OPEC, OSCE (đối tác), UN, UN Security Council (tạm thời), UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMEE, UPU, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO (quan sát viên).

II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/10/1962. Việt Nam mở đại sứ quán tại An-giê tháng 11/1962, An-giê-ri mở đại sứ quán tại Hà Nội tháng 4/1968.

2. Các hiệp định, văn bản đã ký giữa hai nước:

- Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (1974)

- Hiệp định thương mại (1994)

- Hiệp định miễn thị thực với hộ chiếu ngoại giao và công vụ (1994)

- Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực văn hóa thông tin (1996)

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1996)

- Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1999).

3.Quan hệ chính trị, ngoại giao:

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và An-giê-ri đã tiến hành trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tới thăm An-giê-ri năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công năm 1989, Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 1999.

Về phía An-giê-ri, Tổng thống Boumédienne thăm Việt Nam năm 1974, Tổng thống Zeroual năm 1996, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika năm 2000.

4. Quan hệ kinh tế:

a.Quan hệ thương mại

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và An-giê-ri đã phát triển đáng kể trong những năm đầu của thập kỷ 90, với sự tham gia của các đoàn thương mại Việt Nam tại các hội chợ quốc tế do Angêri tổ chức. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Năm 2003, Việt Nam thiết lập Cơ quan Thương vụ tại An-giê-ri. Đặc biệt trong năm này, lần đầu tiên Công ty Dầu khí PetroViệt Nam đã tham gia đấu thầu quốc tế và thắng thầu một dự án tìm kiếm và khai thác dầu khí tại An-giê-ri trị giá 21 triệu USD trong thời gian 3 năm.

+ Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 đạt 11,683 triệu USD, tăng lên khoảng 30 triệu USD năm 2003. 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang An-giê-ri đạt 7.630.314 USD, cả năm 2004 đạt khoảng 15.260.628 USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang An-giê-ri năm 2004: Cà phê (5.820.518 USD, hiện là nước xuất khẩu nhiều thứ 3 vào nước này), gạo (1.37.801 USD), may mặc (92.135 USD), xăm lốp cao su (76.911 USD), hạt rau (52.023 USD).

Algeria là một thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm rất lớn, với lượng nhập khẩu hàng năm trị giá khoảng 3 tỷ USD. Đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đạt khá là tín hiệu tốt trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Ngoài các mặt hàng nông sản, Việt Nam còn xuất sang An-giê-ri quần áo, giày thể thao, phụ tùng xe đạp, xe máy,…

+ Việt Nam nhập khẩu từ Algeria dầu mỏ, khí đốt, phân hoá học, máy móc, thiết bị phụ tùng,… với kim ngạch đạt khoảng 500.000 USD.

b.Quan hệ đầu tư

Quan hệ trong đầu tư giữa Việt Nam và Algeria trong những năm gần đây chưa phát triển. Tính đến 20/11/2004, trong số các dự án đầu tư nước ngoài hiện còn hiệu lực tại Việt Nam không có dự án nào của Algeria

Ngược lại, Việt Nam hiện cũng chỉ có 1 dự án đầu tư đang có hiệu lực tại Algeria với tổng số vốn đầu tư khoảng 14.000 USD.

5. Quan hệ văn hoá xã hội

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và An-giê-ri, điều này ngày càng khẳng định thêm triển vọng quan hệ kinh tế tốt đẹp trong tương lai giữa hai nước.

Các nhà lãnh đạo cấp cao đã trao đổi, thoả thuận về phương hướng, các biện pháp cụ thể nhằm mở rộng quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước, đặc biệt là về đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp, phù hợp với tiềm năng của mỗi nước. Các nhà lãnh đạo An-giê-ri luôn bày tỏ sự mong muốn thúc đẩy hợp tác về kinh tế – thương mại với Việt Nam.

An-giê-ri có thế mạnh về dầu lửa, khí ga, sắt, phốt phát,…Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,…Đây là những điều kiện thuận lợi để hai bên đẩy mạnh hợp tác về mặt kinh tế.

Năm 2004 đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Algeria với việc tham tán thương mại Việt Nam trở lại An-giê-ri (sau 9 năm thương vụ ngừng hoạt động) và lần đầu tiên kể từ năm 1999 đã tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam sang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế Angiê vào tháng 6/2004. Tại hội chợ, đa số các mặt hàng của Việt Nam được đánh giá cao, một số doanh nghiệp Việt Nam đã ký được thoả thuận hợp tác và gần 70 khách hàng chính thức đề nghị mua hàng hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, gần 10 công ty Algeria đã đăng ký sang Việt Nam để thảo luận hợp tác kinh doanh tại chỗ.

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Algeria trong những năm qua đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ. Trong tương lai, mối quan hệ này ngày càng được củng cố và phát triển xứng đáng hơn “ngang tầm với sự tuyệt vời của mối quan hệ chính trị” giữa hai nước (nhận xét của tổng thống An-giê-ri Bouteflika).

6. Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam:

Địa chỉ: 13 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-38253865/39332151

Fax: 04-38260830

E-mail: ambalghanoi@ambalgvn.org.vn

Website: ambalgvn.org.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria :

Địa chỉ: 30, phố Chénoua, Hydra, Alger

Điện thoại: +213-21-692752/608843

Fax: +213-21-693778

Email: sqvnalgerie@yahoo.com.vn; vnemb.dz@mofa.gov.vn

Giờ địa phương so với Việt Nam: +6giờ

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: