Tìm hiểu các quy định về chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản

Thế nào là tu nghiệp sinh Nhật Bản? Tu nghiệp sinh Nhật Bản và xuất khẩu lao động Nhật Bản có khác gì nhau? Cần lưu ý những quy định gì khi là tu nghiệp sinh. Đó đều là những thắc mắc chung của các bạn đang tìm hiểu và chớp lấy nh..

Thế nào là tu nghiệp sinh Nhật Bản? Tu nghiệp sinh Nhật Bản và xuất khẩu lao động Nhật Bản có khác gì nhau không? Cần lưu ý những quy định gì khi trở thành tu nghiệp sinh và làm việc, học tập tại Nhật Bản? Đó đều là những thắc mắc chung của các bạn đang tìm hiểu và chớp lấy những cơ hội đến với xứ sở hoa anh đào để học tập, tích lũy thu nhập. Trong bài viết này, Thăng Long OSC sẽ trang bị giúp bạn những hiểu biết căn bản nhất về chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản.

Hiểu thế nào về chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản?

Chương trình đưa tu nghiệp sinh Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo thỏa thuận giữa Bộ LĐTBXH với Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan). Người đi tu nghiệp theo Chương trình chỉ phải chịu các chi phí: làm hộ chiếu, lệ phí visa, khám sức khỏe, ăn, ở, đi lại trong quá trình đào tạo tiếng Nhật, rèn luyện thể lực và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong thời gian 4 tháng trước khi phái cử. Tu nghiệp sinh được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tạo điều kiện để các công ty đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác ngành nghề khác nhau. Chương trình có hai hình thức: tu nghiệp theo hợp đồng 3 năm và theo hợp đồng 01 năm.

Một số quy định cần lưu ý cho tu nghiệp sinh.

  1. 1.      Về ăn, ở và phương tiện đi lại

Tu nghiệp sinh sau khi nhập cảnh Nhật Bản sẽ được đưa về cơ sở đào tạo của IMM Japan trong thời gian 4 tuần, tại đây tu nghiệp sinh sẽ được khám sức khỏe, học tiếng Nhật, văn hóa, pháp luật của Nhật Bản và các Quy tắc tu nghiệp.

Trong năm đầu tiên, tu nghiệp sinh sẽ được bảo đảm miễn phí chỗ ở, chi phí điện, nước và phương tiện đào tạo cho chương trình tu nghiệp. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 2 trở đi các tu nghiệp sinh sẽ phải tự chi trả các chi phí nêu trên.

Trong quá trình tu nghiệp tại Nhật Bản các tu nghiệp sinh sẽ được cung cấp phương tiện đi lại từ ký túc xá đến nhà máy nơi tu nghiệp sinh làm việc. xem thêm >> chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

  1. 2.      Về chế độ bảo hiểm

Trong năm đầu tiên tu nghiệp tại Nhật Bản, công ty tiếp nhận Nhật Bản sẽ mua bảo hiểm cho tu nghiệp sinh theo hợp đồng “Bảo hiểm toàn diện cho tu nghiệp sinh nước ngoài”. Phạm vi bảo hiểm tối đa được hưởng như sau:

- Tử vong hoặc bị thương tật vĩnh viễn: 7.000.000 yên
- Tử vong do bệnh tật: 7.000.000 yên
- Chi phí điều trị thương tật: 3.000.000 yên
- Chi phí điều trị bệnh tật: 3.000.000 yên
- Chi phí bồi thường trách nhiệm: 30.000.000 yên
- Chi phí cho người cứu trợ: 2.000.000 yên

Các loại bảo hiểm nêu trên không bao gồm chi phí do ốm đau trước khi đến Nhật Bản, thương tật do đánh nhau, tự tử và các hành vi vi phạm pháp luật.

Từ năm thứ 2 trở đi các tu nghiệp sinh khi tham gia vào Chương trình thực tập sinh Nhật Bản sẽ phải tham gia bảo hiểm theo Luật pháp Nhật Bản (trong đó: Công ty tiếp nhận mua 50% và tu nghiệp sinh phải mua 50% phí bảo hiểm) và được trợ cấp, bồi thường khi bị ốm đau, thương tật, mất khả năng lao động hoặc tử vong như sau:

- Điều trị y tế của tu nghiệp sinh, tính cả những ngày nghỉ điều trị; tàn phế hoặc tử vong phát sinh do bị thương trên đường đi làm hoặc khi đang làm việc sẽ  được trợ cấp theo Luật bồi thường tai nạn lao động của Nhật Bản.

- Ngoài các trợ cấp nêu trên, tu nghiệp sinh bị thương tật, ốm đau, tàn phế hoặc tử vong mà do các nguyên nhân khác sẽ được bồi thường theo Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm hưu trí của Nhật Bản.

  1. 3.      Một số quy định khác

Nộp thuế thu nhập và cư trú:

Trong năm thứ nhất, tu nghiệp sinh Nhật Bản không phải đóng bất cứ khoản thuế nào theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trở đi, các tu nghiệp sinh  sẽ phải nộp thuế thu nhập, thuế lưu trú. Các khoản thuế này được tính trên mức lương mà tu nghiệp sinh được nhận (bao gồm lương theo hợp đồng và lương làm đêm, làm thêm giờ)

Về nước tạm thời:

Trong thời gian tu nghiệp, nếu tu nghiệp sinh có nguyện vọng về nước tạm thời thì phải được sự đồng ý của Công ty tiếp nhận. IMM Japan sẽ hỗ trợ các tu nghiệp sinh xin về nước tạm thời trong việc xin visa tái nhập cảnh và làm các thủ tục nhập cảnh cần thiết. Tu nghiệp sinh sẽ phải tự chịu chi phí trở về Việt Nam trong trường hợp trên và tu nghiệp sinh sẽ không được nhận lương trong thời gian về nước.

Bồi thường khi chấm dứt chương trình tu nghiệp:

Tu nghiệp sinh nếu tự ý chấm dứt chương trình tu nghiệp vì các lý do sau:

- Bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận;
- Không tuân thủ pháp luật, quy tắc tu nghiệp cũng như các phong tục tập quán Nhật Bản;
- Gây ảnh hưởng đến uy tín hoặc tổn thất cho IMM Japan hoặc công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh;
- Do lỗi của tu nghiệp sinh.

Tu nghiệp sinh sẽ phải bồi hoàn các chi phí mà IMM Japan đã chi trả bao gồm chi phí đào tạo, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Nhật Bản và các chi phí phát sinh khác khi chấm dứt chương trình tu nghiệp theo các trường hợp trên.

Để cập nhật những đơn hàng mới nhất và tốt nhất từ thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan, Algeria,… vui lòng liên hệ với Thăng Long OSC để biết thêm chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: Số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN Đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

Phone:  04 66 866 770

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,