Tại sao xuất khẩu lao động huyện nghèo lại thấp?

Các huyện nghèo 30a là địa bàn mà người dân khát khao vươn lên thoát nghèo nhất nhưng tỷ lệ này vẫn thấp trong khi Đảng và Nhà nước dành nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách, nguồn lực mà hiệu quả lại chưa được như mong muốn?..

Tại sao tỷ lệ xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo lại thấp? Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu trong Hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo bền vững tại các huyện nghèo”, sáng 19/1, do Bộ LĐTB&XH, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức tại Lào Cai

tim-hieu-ly-do-xuat-khau-lao-dong-huyen-ngheo-thap

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương làm rõ nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động tại các huyện nghèo 30a đi xuất khẩu lao động còn thấp.

Khi phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng trăn trở: “Các huyện nghèo 30a là địa bàn mà người dân khát khao vươn lên thoát nghèo nhất nhưng tỷ lệ này vẫn thấp trong khi Đảng và Nhà nước dành nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách, nguồn lực mà hiệu quả lại chưa được như mong muốn? Hội nghị lần này phải làm rõ được vấn đề này để có giải pháp khắc phục bằng hành động cụ thể chứ không phải trên giấy tờ, đề án”. xuất khẩu lao động ở Lào Cai

Tỷ lệ lao động đi làm việc tại nước ngoài quá thấp

Báo cáo của Bộ LĐTB&XH cho biết đến nay có trên 30 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đề án với hơn 350 hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu, trong đó có 24 doanh nghiệp đã ký hợp đồng đặt hàng tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.

Nhiều cán bộ của các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, đến từng thôn, bản, phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động, tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, phong tục tập quán trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Sau hơn 5 năm thực hiện (từ 2009), đã có hơn 26.800 lao động các huyện nghèo đăng ký tham gia đề án; 18.500 lao động được tuyển chọn để đào tạo và khoảng 9.500 lao động đã được đưa đi làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, xuất khẩu lao động dubai, lao động đi Đài Loan…, trong đó 95% là người lao động dân tộc thiểu số.

Người lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng, một số thị trường khác có thu nhập cao hơn. Có khoảng 65-70% số hộ có người đi xuất khẩu lao động đã thoát nghèo.

Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH cũng thẳng thắn nhìn nhận số lao động của 62 huyện nghèo được xuất khẩu nước ngoài còn quá thấp so với mục tiêu của Quyết định 71/QĐ-TTg  năm 2009  của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động huyện nghèo góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (đưa 50.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 10.000 lao động trong đó, khoảng 90% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số). Theo đó, mỗi xã chỉ có khoảng 22 lao động đăng ký tham gia đề án, mỗi huyện chỉ có 325 người đăng ký. Số lao động thuộc hộ nghèo được đưa đi làm việc ở nước ngoài trung bình chỉ đạt 161 lao động/người/năm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, động viên các lao động Việt Nam đang làm việc tại Qatar, tháng 12/2014. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Xuất khẩu lao động thu nhập cao: Cơ hội cho người nghèo

Tập trung tháo gỡ ở khâu cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ LĐTB&XH và các địa phương cần chỉ ra được nguyên nhân chưa thành công của đề án này, trong đó tập trung vào khâu cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện.
Bộ LĐTB&XH cần quan tâm trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục, dạy nghề vừa được Quốc hội thông qua theo hướng tăng hỗ trợ, đầu tư cho bà con tham gia làm việc ở nước ngoài, chú trọng nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với phong tục tập quán cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc, đổi mới công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động để người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiết thực của xuất khẩu lao động Lào Cai với đời sống bà con…

Về chính sách giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng vùng Tây Bắc và các huyện nghèo phải coi giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, bền bỉ liên tục với chính sách, cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp với đời sống, phong tục từng địa phương; phải rà soát, lồng ghép các chính sách giảm nghèo hiện nay, nghiên cứu sản xuất hàng hóa từ nguồn đa dạng sinh học trong vùng, đưa tiến bộ Khoa học kỹ thuật với các loại giống cây, con mới phù hợp với thổ nhưỡng trong vùng để đồng bào thoát nghèo.

Theo đó, chính sách giảm nghèo cần đa chiều, bảo đảm tập trung nguồn lực, thu hút các nguồn lực cộng đồng, ưu tiên các huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chương trình, dự án giảm nghèo cần gắn bó chặt chẽ với dạy nghề, xuất khẩu lao động, khuyến nông. Đặc biệt, phải đánh giá kỹ lưỡng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và đề xuất nhiệm vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tìm hiểu tâm tư bà con và tìm ra những bất cập để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình của từng vùng trong thời gian tới.

Tỷ lệ giảm nghèo của vùng Tây Bắc cao hơn mức bình quân của cả nước xuất khẩu lao động ở Lào Cai. Đến cuối năm 2014, hộ nghèo còn 18,5% (giảm 3% so với năm 2013), nhưng tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo thuộc chương trình 30a vẫn còn 32% (giảm hơn 5%). Hy vọng trong thời gian tới với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước cùng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.. thúc đẩy nền kinh tế tại các huyện nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo của các huyện vùng cao sẽ giảm đáng kể

( nguồn: Chinhphu )

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,