“Nồi cơm” Hàn Quốc đã không còn

Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn để làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã diễn ra nhiều năm nay. Dư luận xã hội, đặc biệt là những lao động nông thôn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đang hết sức lo ngại trướ..

Dư luận xã hội, đặc biệt là những lao động nông thôn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đang hết sức lo ngại trước nguy cơ Hàn Quốc sẽ đóng cửa thị trường lao động do tỷ lệ người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại đất nước này đang ở mức cao. Công bố của Bộ LĐ-TB&XH mới đây cho thấy, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc trong năm 2014 có thời điểm đã lên tới 49%, gấp đôi con số trung bình của 15 nước có lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.

 Hà Nội sẽ xử nghiêm lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc

Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn để làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã diễn ra nhiều năm nay. Còn nhớ, tháng 8-2012, do tình trạng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp quá nhiều (chiếm gần 58%), Chính phủ Hàn Quốc đã buộc phải tạm dừng chương trình hợp tác lao động giữa hai nước (EPS). Để giải quyết tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã phải đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế lao động khi sang làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn như: Ký quỹ 100 triệu đồng trước khi lao động làm thủ tục sang Hàn Quốc làm việc; lao động đã bỏ trốn trước đó cũng sẽ phải chịu mức phạt 100 triệu đồng khi về nước… Bản Ghi nhớ đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc ký kết vào ngày 31-12-2013 nối lại Chương trình EPS sau một thời gian dài bị tạm dừng là sự ghi nhận của phía Hàn Quốc về nỗ lực và quyết tâm cao của phía Việt Nam nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước mà cư trú và làm việc bất hợp pháp.
 noi-com-han-quoc-da-khong-con
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Chính phủ nhằm thuyết phục phía Hàn Quốc nối lại chương trình EPS trở nên mong manh khi mà người lao động vẫn chưa ý thức được phải đặt lợi chung lên trên cái lợi riêng của cá nhân. Với cách nghĩ hết sức “tiểu nông”, người lao động cho rằng, với mức lương trung bình tại Hàn Quốc là 1.500 USD/ tháng, dù có bị phạt 100 triệu thì họ chỉ cần làm việc trong 3 tháng là đã “gỡ được vốn”, vậy thì có gì đáng sợ? Chính từ cách nghĩ thiển cận đó mà trong thời gian qua, tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước, trốn ở lại cư trú bất hợp pháp để làm việc tại Hàn Quốc không hề giảm. Cụ thể, nếu như tháng 10-2013, tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc là 38,2%, thì tháng 11-2013 đã là 42,5% và đến tháng 1-2014 đã tăng lên 49%.
Theo một số chuyên gia, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng bỏ trốn, không về nước mà cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc ngoài nguyên nhân mức phạt 100 triệu đồng là quá nhẹ so với thu nhập của họ, còn một nguyên nhân cơ bản khác là đa số lao động đều vay tiền, thậm chí vay lãi suất cao để lo lót đi xuất khẩu lao động. Khảo sát của phía Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại đất nước này cho thấy: 49% vay tiền từ người nhà để đi lao động xuất khẩu, 65% vay từ các tổ chức tín dụng, 16% vay từ tư nhân với lãi suất cao. Do vậy mà tâm lý của nhiều lao động là muốn ở lại Hàn Quốc để “cày” thêm ít tiền trả nợ.
Nếu từ nay đến khi hết hạn Bản Ghi nhớ giữa hai nước về hợp tác lao động (tháng 11-2014), Việt Nam không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc xuống dưới 30%, phía bạn sẽ ngừng không ký kết tiếp thỏa ước lao động, còn nếu tỷ lệ tăng cao đột biến thì Hàn Quốc sẽ đơn phương chấm dứt hiệu lực Bản Ghi nhớ trên. Điều này sẽ gây thiệt hại không chỉ riêng với người lao động, từng gia đình, từng địa phương mà còn đối với cả đất nước.
Sự việc vô cùng nghiêm trọng, mong rằng mỗi chúng ta nên ý thức việc làm sai trái này để góp phần cải thiện tình hình lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc. Còn rất nhiều người đã và đang xếp hàng đăng ký đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhưng vẫn chưa đi được,  không biết bao giờ họ mới được đi thuận lợi như ngày xưa
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết liên quan tại đây:
theo báo Đại Đoàn Kết

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,