Nghệ An: Xuất khẩu lao động đầu năm nhiều tích cực

Trong những tháng đầu năm 2014, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc, hứa hẹn góp phần tích cực vào chương trình giảm nghèo của tỉnh. ..

Năm 2013, dù gặp nhiều khó khăn nhưng XKLĐ ở Nghệ An đã vượt chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong những tháng đầu năm 2014,  công tác xuất khẩu lao động của tỉnh tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc, hứa hẹn góp phần tích cực vào chương trình giảm nghèo của tỉnh. Cùng đón đọc các bạn nhé

Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh), từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số người đến làm thủ tục xin cấp hộ chiếu tăng đột biến. Thượng tá Trần Xuân Vinh – Trưởng phòng  Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết: “Từ ngày 6/2 đến nay, mỗi ngày có từ 1.200 – 1.500 người đến xin cấp, đổi hộ chiếu, cấp giấy thông hành. Hầu hết người dân đi xin cấp hộ chiếu là lực lượng thanh niên và họ cho biết làm hộ chiếu để đi xuat khau lao dong và tu nghiệp sinh”.

nghe-an-xuat-khau-lao-dong-dau-nam-nhieu-tich-cuc
Còn tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, từ đầu năm 2014 đến nay, số lao động đến tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động 2014 cũng tăng so với năm 2013. Anh Dương Xuân Phúc – Phó phòng Thông tin, thị trường của Trung tâm cho biết: “Từ đầu năm 2014 đến nay, qua Trung tâm, các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động có nhu cầu tuyển hơn 800 lao động cho nhiều công việc như xây dựng, lắp ráp điện tử, cơ khí, may… làm việc tại các nước Malaysia, Đài Loan, Macao, Nhật Bản, Belarus và các nước Trung Đông, với mức lương thấp nhất từ 9 – 10 triệu đồng /tháng đối với thị trường Đài Loan, 20 triệu đồng/tháng ở thị trường Nhật Bản…
Qua các phiên giao dịch việc làm trong tháng 1 và tháng 2 cho thấy trong số hơn 1.000 lao động đến tham gia phỏng vấn, có đến hơn một nửa có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, tăng khoảng 15% so với năm 2013”. Anh Nguyễn Mạnh Hào (SN 1986) ở xã Đặng Sơn ( Đô Lương) – cho biết: “Em là lao động phổ thông, không có tay nghề nên rất khó tìm được một công việc ổn định. Ở quê em, nhiều thanh niên đi xuất khẩu lao động có thu nhập khá hơn trong nước, còn dành dụm được tiền gửi về cho gia đình nên em quyết tâm đi xuất khẩu lao động. Qua giới thiệu của bạn bè, em đến đây để tìm cơ hội xuất khẩu lao động, làm việc trong ngành Xây dựng ở các nước như ,xuất khẩu lao động Malaysia hay Trung Đông”.
Một lý do khiến xuất khẩu lao động đầu năm khởi sắc là trong thời gian qua, thị trường lao động cũng tương đối ổn định, thu nhập cho lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng  do tỉnh cân nhắc hơn trong việc lựa chọn các thị trường uy tín như xuất khẩu lao động Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan và các nước Trung Đông. Theo ông Lê Văn Thúy – Trưởng phòng Lao động – Việc làm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2013, Nghệ An là tỉnh đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài so với cả nước, vượt kế hoạch đề ra. Toàn tỉnh đã đưa hơn 11.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài, ở các thị trường chính là Malaysia (3.299 người), Đài Loan (2.884 người), các nước Trung Đông (1.536 người)…
Các huyện có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm: Nghi Lộc (1.318 người), Đô Lương (1.177 người), Hưng Nguyên (1.050 người), Nam Đàn (1.041 người), Diễn Châu (938 người), Quỳnh Lưu (783 người), Yên Thành (711 người)… Số người đi xuất khẩu lao động năm 2013 chiếm gần 1/3 số lao động được giải quyết việc làm trong năm của tỉnh và Nghệ An vẫn đang đứng đầu cả nước về kết quả xuất khẩu lao động, qua đó đưa tổng số lao động của tỉnh hiện đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên gần 50.000 người. Nguồn thu nhập do xuất khẩu lao động chuyển về tỉnh qua các ngân hàng thương mại năm 2013 hơn 100 triệu USD (chưa kể nguồn do lao động mang về trực tiếp hoặc bằng các con đường khác). Tuy nhiên, phần lớn lao động Nghệ An chỉ mới đến được những thị trường dễ tính, thu nhập ở mức trung bình chứ chưa vươn được đến những thị trường có thu nhập cao.
Kết quả xuất khẩu trong năm 2013 đã tạo đà thuận lợi để tỉnh ta mạnh dạn đặt mục tiêu đưa được từ 12.000 – 13.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo dự báo của ngành LĐ-TB&XH, mặc dù còn nhiều khó khăn, năm 2014, thị trường lao động vẫn có nhiều mảng sáng. Một số  thị trường truyền thống như xuất khẩu lao động Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Ngoài ra, Trung Đông và Châu Phi cũng có nhiều công ty nhận thầu tại khu vực này và đã đặt vấn đề tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Bên cạnh đó, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ đang dần hé mở khi những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Mặc dù số lượng lao động Nghệ An trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động với các nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển.
Đặc biệt, cánh cửa vào thị trường tiềm năng Hàn Quốc được mở lại, tạo thêm cơ hội cho lao động. Đối với thị trường này, trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp tích cực với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động và bàn các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại TP Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên và chỉ đạo các huyện, thành, thị tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động, kêu gọi lao động của các địa phương đang làm việc và cư trú bất hợp pháp về nước đúng hạn. Nhờ đó mà tỷ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không về nước đúng thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng đã giảm mạnh từ 49,9% trong tháng 7/2013 xuống còn 38,2% trong tháng 10/2013.
Ngày 3/12/2013, Bộ Việc làm và lao động Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam, theo đó, những lao động đạt kết quả trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn tháng 12 năm 2011 và tháng 5 năm 2012, có hồ sơ đăng ký dự tuyển hợp lệ sẽ được gia hạn với thời gian 16 tháng và giới thiệu cho doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn. Điều này đã tạo cơ hội cho hơn 12.000 lao động của Việt Nam nói chung và gần 2.000 lao động của Nghệ An nói riêng (trong đó có 200 lao động dân tộc miền núi, lao động huyện nghèo) có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc. Ngay sau khi Chương trình xuất khẩu lao động được nối lại, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã có thông báo trên các phương tiện truyền thông và có các hướng dẫn để các lao động hoàn thiện thủ tục đăng ký sang Hàn làm việc tại Sở. Được biết, gần như 100% lao động đã có hồ sơ tiếp tục đăng ký để tìm kiếm cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.
Ông Nguyễn Đăng Dương – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Việc đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ góp phần thực hiện thắng lợi chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững của tỉnh. Có thể nói, bức tranh xuất khẩu lao động năm 2014 dự báo có gam màu khá sáng sủa. Tuy vậy, để hoàn thành mục tiêu đề ra, giữ ổn định cũng như mở rộng thị trường lao động xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường có thu nhập cao, thì bên cạnh khả năng khai thác thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, điều quan trọng là xây dựng được hình ảnh lao động Nghệ An thân thiện, có kỷ luật, có tay nghề. Trong thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động, các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động chuẩn bị nguồn lao động đảm bảo theo yêu cầu của phía đối tác. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, rà soát các đơn vị xuất khẩu lao động trên địa bàn. Kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng, lừa đảo để chiếm đoạt tiền của người lao động”.
( theo báo Nghệ An )
 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: