Năm 2018 sẽ đưa 110.000 người đi xuất khẩu lao động

Sau kỷ lục về số lượng người đi lao động ở nước ngoài thì tới đây Bộ Lao Động đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi xuất khẩu lao động năm 2018..

Sau kỷ lục về số lượng người đi lao động ở nước ngoài thì tới đây Bộ Lao Động đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi xuất khẩu lao động năm 2018

Năm 2018 sẽ đưa 110.000 người đi xuất khẩu lao độngÔng Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
Năm 2018, ngành xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, đồng thời, siết chặt quản lý để giữ vững những thị trường truyền thống. Đây là khẳng định của ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Sau kỷ lục về số lượng lao động xuất khẩu đạt được năm 2017, mục tiêu đặt ra cho năm 2018 như thế nào, thưa ông?

Năm 2017, cả nước có gần 135.000 lao động sang làm việc ở nước ngoài, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2016. Trước đó, năm 2014, chúng ta có 106.000 lao động xuất khẩu; năm 2015 có 116.000 lao động; năm 2016 có 126.000 lao động. Như vậy, 2017 là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm và là năm có số lao động xuất khẩu đạt kỷ lục.

Năm 2018, chúng tôi đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Con số này được đưa ra có tính tới các yếu tố về thị trường lao động ngoài nước và những thay đổi về pháp luật của một số quốc gia, dự kiến sẽ tác động tới công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Như ông vừa đề cập, chính sách mới nào sẽ ảnh hưởng nhất tới công tác xuất khẩu lao động năm 2018?

Luật Thực tập sinh kỹ năng của Nhật Bản có hiệu lực từ 1/11/2017 đã tăng thời hạn hợp đồng lao động từ 3 năm lên 5 năm. Theo đó, số lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có thể vẫn tiếp tục duy trì như các năm trước, nhưng số lao động tiếp nhận mới có thể sẽ giảm xuống.

Trong năm 2017, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ 2 của Việt Nam với 54.504 lao động (chỉ sau Đài Loan với 66.926 lao động), trong đó, tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản đã lên tới hơn 100.000 người. Việt Nam đã trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản.

Như vậy, ngành xuất khẩu lao động cần làm gì để đạt được những mục tiêu của năm 2018?

Năm 2017, nhiều bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác lao động đã được ký kết, mở thêm nhiều cơ hội việc làm với lao động Việt Nam trong thời gian tới như: Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về chương trình thực tập kỹ năng với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế – Lao động – Phúc lợi xã hội Nhật Bản; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động với Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia; MOC về chương trình đưa thực tập sinh đi Nhật Bản với Tổ chức thực tập kỹ năng (OTIT)…

Riêng thị trường Nhật Bản, Việt Nam được phía Nhật Bản chọn là nước mở đầu ký MOC về chương trình thực tập kỹ năng. Chúng tôi đang đề nghị phía bạn mở rộng thêm ngành nghề cho thực tập sinh kỹ năng Việt Nam và cho phép lao động Việt Nam khi sang làm việc, ngoài công việc chính, được phép làm thêm một số ngành nghề khác để tăng tính năng động cho thực tập sinh.

Trong năm 2018, bên cạnh việc tiếp tục ký lại những thỏa thuận sắp hết hạn với Hàn Quốc, Đài Loan, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ xúc tiến đàm phán để tiến tới ký kết thỏa thuận về hợp tác lao động với Israel, Kuwait, Romania, Bulgaria và Liên bang Nga. Riêng thị trường Liên bang Nga, hiện có rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc, nhưng chủ yếu đi theo con đường cá nhân, vì vậy, rất cần có thỏa thuận hợp tác.

Nhằm siết chặt công tác quản lý, cuối năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở thông tư này, doanh nghiệp thực hiện công tác xuất khẩu lao động phải cập nhật danh sách các đơn vị của mình vào cơ sở dữ liệu, để cơ quan chính quyền quản lý lao động địa phương kiểm soát. Cơ sở dữ liệu này sẽ góp phần ngăn chặn những hành vi vi phạm, như lợi dụng uy tín của những doanh nghiệp lớn để tuyển lao động, lừa đảo thu tiền hoặc dùng số lao động này giao cho doanh nghiệp khác để thu tiền chênh lệch, như đã từng xảy ra năm 2017.

Với việc tiếp nhận lại 2.000 cơ sở dạy nghề đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện từ năm 2017, chúng tôi kỳ vọng kết nối được doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để nâng chất lượng nguồn nhân lực lao động xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ sửa đổi Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp tình hình thực tế.

Có thể nói thị trường xuất khẩu lao động luôn rất nóng với người lao động Việt, mỗi năm có hàng trăm nghìn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, riêng trung tâm Thang Long OSC đưa hàng nghìn người đi xuất khẩu lao động đài loan, Nhật Bản, Algeria..

Để được tư vấn về chi phí đi xuất khẩu lao động cũng như quy trình đăng ký đi XKLĐ, các bạn vui lòng:

Để lại số điện thoại bên dưới bài viết để trung tâm liên hệ tư vấn.
Gọi tổng đài tư vấn: 1900.1582

theo báo Đầu tư

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*