Năm 2015: gần 116.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2015: Gần 116.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong số đó nữ chiếm 33,3 %. Đây là số liệu do Cục Quản lý lao động ngoài nước cung cấp về tình hình triển khai đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồ..

Năm 2015: Gần 116.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là số liệu do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cung cấp về tình hình triển khai đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo đó, các doanh nghiệp đã đưa đi được 115.980 lao động, vượt 122% so với kế hoạch năm và bằng 108,5% so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2014. Trong số đó, tỉ lệ lao động nữ chiếm 33,3 %, đạt 38.640 lao động nữ.

Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp số lượng lao động VN đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Tại các thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan, Nhật Bản số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2014, cụ thể là: Thị trường Đài Loan: 67.121 người tăng 108%, thị trường Nhật Bản: 27.010 lao động tăng 136.6% so với năm 2014.

Ngoài ra, mmột số thị trường khác vẫn thu hút đông lao động, như: Malaysia: 7.354 lao động, Hàn Quốc: 6.019 lao động, Ả-rập Xê-út: 3.975 lao động, An-gie-ri: 1.963…

Cũng trong năm qua có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động được đánh giá tốt, có nhiều người lao động sẽ lựa chọn đăng ký

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp trao đổi với báo giới tại Hội nghị đánh giá năm thứ 3 thực hiện việc vận dụng các nguyên tắc của Bộ quy tắc ứng xử theo “Quy trình tư vấn và tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài” cho các doanh nghiệp XKLĐ. Chương trình do Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Hiệp hội XKLĐ VN (VAMAS) tổ chức sáng 18/12 tại Hà Nội.

Trước đó, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động , VAMAS đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2010.

Bộ quy tắc được coi là công cụ, quy định về chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đạo đức nhằm nâng cao chất lượng, thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Sau 3 năm triển khai, Bộ quy tắc đã thu hút sự tham gia của 66 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ. Đây là bước chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nhờ thực hiện tốt các quy tắc của Bộ quy tắc ứng xử, nhiều doanh nghiệp XKLĐ đã được đối tác tin tưởng đầu tư thiết bị giảng dạy và đào tạo, giúp lao động vững tay nghề khi ra nước ngoài làm việc, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp XKLĐ không chỉ trang bị tốt kiến thức, kỹ năng cho lao động trước khi xuất cảnh mà còn giảm chi phí cho lao động và quản lý tốt lao động ở nước ngoài cũng như có hỗ trợ lao động khi về nước.

“Các doanh nghiệp tham gia giám sát, đánh giá đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Đã xuất hiện một số thực tiễn tốt nhằm giảm chi phí cho lao động di cư, chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh, quản lý lao động khi ở nước ngoài và hỗ trợ lao động về nước” – ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS nhận định.

Ông Nguyễn Lương Trào cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đã mất khá nhiều điểm đánh giá do người lao động phàn nàn về các mức phí cao. Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ có chương trình phối hợp với VAMAS, bởi số lượng doanh nghiệp thì ngày một đông, trong khi công tác thanh tra, kiểm tra thì không thể đi hết các doanh nghiệp được.

Bảng xếp hạng mới nhất các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài cho thấy bộ Quy tắc ứng xử áp dụng cho các doanh nghiệp này đã giúp nâng cao chuẩn mực trong ngành. Theo bảng xếp hạng, gần 1/3 doanh nghiệp đạt 5 sao trên tổng số 6 sao, không có doanh nghiệp nào được xếp hạng tối đa.

theo Dân Trí

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: , , , ,