Một góc nhìn trái chiều về du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản chỉ với mục đích kiếm tiền vô hình trung đã làm biến tướng ý nghĩa thực sự của việc ra nước ngoài học tập, nghiên cứu. Du học sinh trong hình thức du học mới này nếu không đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là giá t..

Trường tiếng Nhật có đang là “bình phong” cho nhập khẩu lao động giá rẻ?

Hiện nay du học Nhật Bản đang bùng nổ với tốc độ ánh sáng. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, tp.Hồ Chí Minh,… những công ty tư vấn du học Nhật Bản mọc lên như nấm sau mưa. Ấy vậy mà cung vẫn chẳng đủ cầu bởi nhu cầu sang Nhật du học của người trẻ Việt quá lớn. Tại sao du học Nhật Bản lại có sức hấp dẫn khủng khiếp đến vậy? Nền giáo dục chất lượng thuộc top đầu thế giới, mong muốn được tiệm cận đất nước văn minh, hiện đại, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ,… có phải là lý do chính khiến người Việt đổ xô sang Nhật du học? Hay người Việt muốn học hỏi tinh thần Nhật Bản trong công việc, học tập để về áp dụng tại Việt Nam nhằm phát triển bản thân?

Một góc nhìn trái chiều về du học Nhật Bản

Thật buồn vì đó không phải là mục tiêu chính thôi thúc những giấc mơ du học Nhật của người trẻ trong hiện tại. Những con số thống kê mới nhất cho thấy, chỉ có 8% người Việt đi du học Nhật Bản là để học cao đẳng, đại học tại các trường tại Nhật,  phần còn lại là đi theo hình thức du học tự túc với mong muốn vừa học tiếng Nhật vừa được làm thêm với mức lương tính bằng nghìn đô. Gạt học hành qua một bên, làm thêm và kiến tiền mới là mục đích chính để sang Nhật du học của nhiều người trẻ. Kéo theo đó là biết bao hệ lụy khi mải mê kiếm tiền mà sức khỏe sa sút, việc học tập, rèn luyện bị bỏ bê và hàng trăm cạm bẫy khác giăng sẵn chờ những người không đủ tỉnh táo,…

Du học Nhật Bản chỉ với mục đích kiếm tiền vô hình trung đã làm biến tướng ý nghĩa thực sự của việc ra nước ngoài học tập, nghiên cứu. Du học sinh trong hình thức du học mới này nếu không đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là giá trị lâu dài cần theo đuổi, rất dễ trở thành một nạn nhân cho hình thức xuất khẩu lao động giá rẻ mà các trường tiếng Nhật là “bình phong”.

Trong góc nhìn trái chiều này, Tờ Japan Times đã có một bài viết đặt ra dấu hỏi liệu thương mại có là mục đích chính của các trường tiếng Nhật khi tuyển mộ du học sinh nước ngoài? Bài viết đã được Vietnamnet lược dịch và đăng tải lại. Hãy đọc và thử nhìn theo một chiều hướng khác để biết rằng du học Nhật nếu chỉ cần lệch mục đích, định hướng sẽ bị biến tướng đến mức độ nào và du học sinh sẽ vướng mắc vào những vấn đề gì….Dưới đây là bài báo:

“Một sinh viên 29 tuổi, người Nepal ở Tokyo đang cảm thấy bị mắc kẹt với ước mơ của mình và cô cho rằng các trường học tiếng Nhật chính là kẻ khiến cô lâm vào tình trạng này.

Bijay Gyawali, nhà tâm lý học lâm sàng 33 tuổi tới từ Nepal, cho rằng Chính phủ Nhật Bản đang đưa nhiều công nhân vào nước với danh nghĩa là sinh viên bởi vì họ cần nhiều lao động.

Từng là nạn nhân của nạn buôn người, người phụ nữ tên Puri này tới Nhật Bản vào năm 2014 với tư cách một du học sinh. Tràn đầy hi vọng vào thời điểm đó, cô kỳ vọng sau khi học tiếng xong sẽ học lên Thạc sĩ Xã hội học chuyên về nữ quyền. Không lâu sau, Puri thất vọng khi ước mơ của mình tan tành.

Trường chỉ dạy cô những kiến thức rất cơ bản về tiếng Nhật, cho cô học cùng với những sinh viên không chú tâm vào học hành, mà chỉ suốt ngày ngủ gà ngủ gật trên lớp. Puri bị “sốc” khi được thông báo rằng trường nghề là con đường giáo dục duy nhất mà cô có thể theo học sau khi tốt nghiệp trường này. Cơ hội học lên Thạc sĩ bị từ chối khiến mọi động lực học hành và mọi kế hoạch cho tương lai của Puri trở nên hỗn loạn.

Hiện tại, Puri đang thấy mình bị mắc kẹt trong một trường nghề ở phía tây thủ đô Tokyo, học ngành du lịch – một ngành hoàn toàn không liên quan tới vấn đề giới tính mà cô hứng thú. “Tôi không biết nên làm gì tiếp theo” – cô nói.

Trường hợp của Puri cho thấy một hiện trạng: chất lượng đào tạo của các trường tiếng Nhật đang giảm và mục tiêu của họ đang chuyển dần từ giáo dục sang thương mại hóa. Thậm chí, các nhà phê bình còn gọi đây là mảnh đất màu mỡ để trục lợi. Những trường này cho phép học viên làm việc ngoài giờ bất hợp pháp, tạo điều kiện để họ trở thành một nguồn lao động giá rẻ không chính thức của lực lượng lao động đang bị thu hẹp nhanh chóng của Nhật Bản.

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách tăng số lượng sinh viên nước ngoài lên 300.000 người vào năm 2020, coi nguồn lực này là một yếu tố quan trọng để biến Nhật Bản thành một thị trường có tính cạnh tranh quốc tế hơn. Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy số lượng du học sinh đã đạt đến mức kỷ lục là 257.739 sinh viên tính tới tháng 6 năm ngoái – tăng khoảng 30.000 sinh viên so với năm trước đó. Con số này chủ yếu là do sự tăng lên đột biến của sinh viên Việt Nam và Nepal – đối tượng mà các trường ngôn ngữ đang nhắm tới để bù đắp sự sụt giảm lượng sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhiều sinh viên từ các nước đang phát triển tới Nhật Bản sau khi bị các trung tâm môi giới ở quê nhà lừa bịp rằng họ có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc đi làm thêm ở Nhật Bản – các chuyên gia cho hay. Việc Nhật Bản không đặt ra một bài kiểm tra trình độ ngoại ngữ phù hợp trước khi cho nhập cảnh không ngoại trừ trường hợp họ cho phép làm việc tới 28 giờ/ tuần, để Nhật Bản trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn với các học viên.

Cùng với đó, số lượng các trường tiếng Nhật tăng lên đều đặn, từ 461 trường vào năm 2011 lên 549 trường vào năm 2015 – thông tin từ Bộ Giáo dục cho hay. Trong khi một số trường ngôn ngữ chịu sự quản lý của Bộ này hoặc chính quyền thành phố thì phần lớn các trường hoạt động như các công ty tư nhân, mặc dù họ được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn được quy định bởi Bộ Tư pháp trước khi đưa ra các hình thức kinh doanh.

Sự thiếu giám sát thích hợp dẫn đến việc nhiều trường dạy tiếng Nhật ưu tiên cho kinh doanh hơn là giáo dục, tập trung nhiều hơn cho việc phục vụ những học viên Việt Nam và Nepal đặt mục tiêu chính là kiếm tiền bằng cách làm việc ở Nhật Bản – theo ông Susumu Ishihara, chủ tịch Cơ quan Thông tin nhập cư Nhật Bản.

Trong số 21.208 sinh viên ở các trường tiếng Nhật trong năm tài chính 2014, có tới 60,3% trong số đó kết thúc ở các trường nghề, so với 26,4% vào đại học – theo một khảo sát được công bố vào tháng 3 bởi Hiệp hội Khuyến học tiếng Nhật. Hồi tháng 11 năm ngoái, một nhóm các nhà lập pháp đã thiết lập một đạo luật nhằm quản lý tốt hơn hệ thống các trường dạy tiếng Nhật.

Hiện tại, các Bộ và cơ quan đều có trách nhiệm trong việc chưa đưa ra một chính sách chung, tuy nhiên bộ luật dự kiến này sẽ tìm cách sửa lại cam kết nửa vời của Chính phủ bằng cách xác định cơ quan nào sẽ là người chịu trách nhiệm”.

Bình luận thêm:

Trên đây là bài nghiên cứu với đầy đủ số liệu thuyết phục của tờ Japan time. Dân số Nhật già hóa, nước Nhật thiếu trầm trọng lực lượng lao động để phát triển kinh tế đã khiến chính phủ nước này không từ mọi cách để thu hút nguồn nhân lực giá rẻ đến từ các nước đang phát triển. Du học Nhật Bản dần dà cũng bị thời cuộc này chuyển xoay khiến biến tướng theo hướng thương mại hóa nhiều hơn coi trọng chất lượng giáo dục, kéo theo đó là hàng trăm nghìn những trường tiếng Nhật tư nhân ra đời mà không rõ thực hư chất lượng, tôn chỉ đào tạo,…

Hệ lụy xảy đến là gì? Nó chỉ hướng đến mục đích ngắn hạn của sinh viên là học tiếng và làm thêm cật lực để kiếm tiền tại Nhật. Những bước đi đường dài với những ngành học yêu thích, những bậc học cao hơn  không được chú trọng đến. Sinh viên sau vài năm học tập tại Nhật ngoài một món tiền vài trăm triệu kiếm được, hành trang kiến thức cũng không có nhiều để có thể phát huy năng lực tại quê nhà chứ chưa nói đến chuyện trụ lại để phát triển sự nghiệp tại Nhật.

Vậy phải làm thế nào? Chẳng lẽ nên nói lời “chia tay” với giấc mơ du học Nhật Bản? Không, du học Nhật không toàn màu hồng nhưng là một hành trình mang lại nhiều trải nghiệm và kiến thức quý báu, đừng từ bỏ. Thay vào đó, hãy xác định mục đích lâu dài của việc du học Nhật Bản. Kế đó hãy lựa chọn những trung tâm tư vấn du học Nhật uy tín để tìm hiểu hồ sơ, thủ tục, hoàn thiện visa, cân nhắc trong vấn đề lựa chọn trường để du học,… Đừng đổ xô tin theo những trung tâm treo chi phí du học Nhật Bản giá rẻ, tuy không phải lúc nào của rẻ cũng là của ôi, nhưng những trung tâm đó thường liên kết với các trường tiếng Nhật đặt nặng tính thương mại và tìm đủ mọi cách để thu hút du học sinh. Thực tế chi phí du học Nhật của trung tâm đó thế nào bạn phải vén qua bao nhiêu màn trướng mới soi được rõ….

Tiếp đến, hãy định hướng ngay từ đầu rằng đi du học Nhật Bản là để học tập, rèn luyện con người, tìm cơ hội phát triển bản thân và lập nghiệp. Còn chuyện tìm việc làm thêm tại Nhật khi đang đi học, đó cũng là điều cần thiết để trang trải học phí, sinh hoạt phí, nhẹ gánh lo lắng cho gia đình của bạn, nhưng đó chỉ là mục đích phụ. Đừng biến mình thành con trâu, con bò hùng hục làm ngày làm đêm, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc chỉ lo kiếm tiền rồi tích lũy. Hãy đi nhiều hơn, học hỏi và kết giao với nhiều người hơn, cơ hội phát triển và thành công tại Nhật sẽ tìm đến bạn…

Cuối cùng, nếu bạn còn băn khoăn, hãy để chúng tôi được đồng hành và trợ giúp cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin du học Nhật Bản hoàn toàn miễn phí tại Thang Long OSC. Nếu đăng ký đi trực tiếp tại công ty cho kỳ tháng 7 và tháng 10/2017 tới đây, bạn còn được hỗ trợ 10 triệu đồng chi phí du học. Hãy nhấc máy gọi cho ThangLong OSC nếu bạn còn chưa rành rọt thông tin nào đó nhé, hoặc để lại địa chỉ liên lạc của bạn ngay dưới bài viết này để đội ngũ tư vấn của chúng tôi liên hệ với bạn.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 233 – 0981 079 362 – 0981052583

Website: http://thanglongosc.edu.vn/

 

 

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: