Lao động đi làm thuê để về làm chủ

Tại sao nói xuất khẩu lao động: “Đi làm thuê - về làm chủ”? Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháp xoá đói giảm nghèo, mà còn là cơ hội để có nguồn nhân lực chất lượng cao, làm giàu cho mì..

Tại sao nói xuất khẩu lao động: “Đi làm thuê – về làm chủ”? Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháp xoá đói giảm nghèo, mà còn là cơ hội để có nguồn nhân lực chất lượng cao, làm giàu cho mình và cho nhiều người khi trở về.

Lao động ít và yếu

Sau 10 năm thực hiện, Đồng Tháp đã có trên 6.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế công tác xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp đang… lùi. “Từ năm 2007 đến nay, bình quân mỗi năm chỉ có 214 lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm hơn 70% so giai đoạn 4 năm đầu (2003-2006) và chỉ bằng khoảng 30% so với bình quân chung cả nước”, Giám Đốc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp – Bùi Thành Nhơn – nhấn mạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sụt giảm này như: Sự hiểu biết các thị trường lao động chưa sâu, dẫn đến lựa chọn một số quốc gia có thu nhập thấp, rủi ro cao; khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008… nhưng cơ bản là do lao động ở Đồng Tháp có trình độ văn hoá chưa cao (chủ yếu chỉ học cấp II), chuyên môn chưa được đào tạo, chưa từng làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, khả năng ngoại ngữ kém nên chưa thể đi vào các thị trường lao động có thu nhập cao, rủi ro ít.

Theo các đại biểu, đáng lo hơn nạn lao động thiếu ý thức kỷ luật. Cụ thể ở huyện Tháp Mười có trường hợp lao động tự ý “bỏ ngang” sau khi biết đã đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động ở Nhật và một trường hợp bị đuổi về trong quá trình học tiếng vì vi phạm rượu chè. Sau khi về nhà, lại truyền đạt theo hướng “xuyên tạc” làm ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu lao động. Tuy nhiên theo bà Trần Thị Quý – Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, công tác tuyên truyền, truyền thông “một chiều” về xuất khẩu lao động trong thời gian qua cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Khiến nhiều người muốn đi xuất khẩu nước ngoài nhưng khi đọc được những thông tin lá cải hoặc chỉ thấy cái xấu mà không thấy cái tốt của xuất khẩu lao động đã băn khoăn có nên đi hay không.

Làm mới “cơ cấu cũ”

“Đồng Tháp đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hướng tới nền nông nghiệp kỹ thuật cao. Vì vậy quan điểm của tỉnh là sẽ hướng xuất khẩu lao động vượt khỏi mục tiêu cũ: Xóa đói giảm nghèo để vươn tới mục tiêu mới: “Đi làm thuê để về làm chủ” như một số mô hình tiên tiến mà Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vừa biểu dương”, ông Lê Minh Hoan quyết tâm. Ngoài việc sẽ sớm ban hành chương trình hành động của BTV Tỉnh uỷ về “lãnh đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn”; thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động để giúp UBND tỉnh thực hiện công tác chỉ đạo…

Đồng Tháp sẽ đi sâu vào các khâu đột phá và cụ thể như: Tái khởi động “Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động tỉnh” giúp lao động nghèo có điều kiện đi xuất khẩu lao động… Đánh giá cao nỗ lực tái cơ cấu xuất khẩu lao động của Đồng Tháp, ông Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh thêm: “Đồng Tháp nên chủ động thay đổi cách dạy ngoại ngữ và công tác hướng nghiệp ngay trong trường phổ thông để sau này các em gặp thuận lợi hơn khi tham gia vào các thị trường lao động có thu nhập cao. Đặc biệt là có tư thế chủ động đón nhận việc làm: Không chỉ chủ động chọn việc nghề phù hợp với mình mà còn có khả năng tạo ra việc làm cho nhiều người khác”.

>> Tuyển Nam, Nữ lao động Nhật Bản

Theo ông Hoà, nếu làm được điều này, lao động sau khi về nước, ngoài tiền bạc, còn mang về nhiều giá trị vô hình khác: Kỹ năng, kinh nghiệm và tác phong công nghiệp để phát triển kinh tế, sản xuất tại địa phương mình.

Lao động phải xác định rằng đi làm việc ở nước ngoài hay ở đâu cũng thế thôi, chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, cố gắng học tập, làm việc cho tốt tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Khi về nước có thể áp dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn, góp phần xây dựng kinh tế nước nhà.  Xuất khẩu lao động – giải pháp xóa đói giảm nghèo hữu hiệu.

nguồn: Báo Lao Động

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*