Đất nước Nhật Bản: Niềm tin và hi vọng

Nhật Bản có phải là đất nước của hi vọng, của tri thức hay sự đổi đời còn phụ thuộc vào mục đích và sự phấn đấu của chính các du học sinh, tu nghiệp sinh. Hãy để Việt Nam không chỉ là đất nước có nguồn lao động chân tay d..

Đi sang Nhật Bản: Phải chăng niềm tin và hi vọng quá nhiều? Đây cũng là điều các bạn cần phải suy nghĩ trước khi quyết định lên đường

Nhật Bản đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình khi nghĩ đến việc đưa con em mình đi du học hay tu nghiệp sinh với mong muốn thay đổi cuộc đời. Đó là những mảng sáng và mảng tối của hi vọng.

“Rồng rắn” lên “mây”

8 giờ sáng, hai hàng người đã kéo dài trước cổng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, càng thấy rõ hơn nhu cầu du học và tu nghiệp sinh tại đất nước mặt trời mọc này cao đến mức nào. Thời gian cao điểm như này, hàng ngày đại sứ quán phải giải quyết thị thực lên tới hàng trăm người.
Nhằm hướng tới Olympic 2020, nhu cầu sử dụng lao động của Nhật Bản tăng đột biến. Đó cũng chính là lý do mà số lượng tu nghiệp sinh và du học sinh Việt Nam sang đất nước mặt trời mọc này ngày càng lớn.
Việt Nam đang xếp thứ thứ hai về số lượng du học sinh tại Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản, du học sinh Việt Nam tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, đến tháng 5/2014 đạt mức 26.439 người.
du-hoc-tai-nhat-ban-niem-tin-va-hi-vong

Niềm tin và hi vọng!

Nga – cô bé vừa mới tốt nghiệp THPT với trình độ tiếng nhật N4, Nga học thêm tiếng Nhật khoảng 1 năm rưỡi nữa, đạt trình độ N2 có thể thi lên cao đẳng, đại học hoặc sẽ học một chuyên ngành nào đó. Con đường đã được vạch ra từ khi có ý định lựa chọn du học giúp thay đổi cuộc đời.
Sang Nhật vừa tròn 2 tuần, Nga đã được công ty du học Nhật Bản giới thiệu làm việc trong một viện dưỡng lão, cách trường chưa đầy 15 phút đi bộ. Công việc không vất vả, lại có cơ hội được nói chuyện nhiều hơn với người bản địa. Với mức lương khởi điểm khoảng 25 triệu đồng, cũng đủ giúp Nga trang trải phần nào cuộc sống.
Nga chia sẻ về cuộc sống mới tại đất nước mặt trời mọc: “Sang đây có các anh chị đều học cùng tiếng Nhật tại Việt Nam nên em không có nhiều bỡ ngỡ. Công việc ở viện cũng nhàn, chủ yếu là làm những việc thủ công, giúp các cụ vui vẻ và nói chuyện…những từ khó, em không biết thì sử dụng từ điển để tra. Nhìn chung công việc tốt và mức lương cũng phù hợp.”.
Đứng trước sự già hóa dân số của Nhật Bản, trong khi nền kinh tế của nước này ngày càng phát triển, đòi hỏi cần một lực lượng lao động nước ngoài rất cao. Và Việt Nam đang đem đến nguồn lao động dồi dào. Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản được tạo nhiều cơ hội để học tập và làm việc.

“Giấc mơ” không “màu hồng”

Trước xu thế như vậy, tại Việt Nam xuất hiện những làng du học, làng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tất cả chỉ mong thay đổi cuộc sống của mình: du học sinh thì muốn vừa được đi học, vừa kiếm được tiền gửi về gia đình; người lao động thì mong có thu nhập “khủng” để sau về nước có thể đổi đời.
Tùng – một du học sinh tại Tokyo chia sẻ: “Giờ đi đâu cũng thấy người Việt. Sang đây chỉ mong được giao tiếp nhưng toàn người Việt nên cũng khó. Có những lớp học chỉ duy nhất một người nước ngoài còn đâu đều là đồng hương Việt Nam.”.
Và cũng chính nguồn cung và nguồn cầu đều cao đã tạo cơ hội cho nhiều công ty mang danh xuất khẩu lao động hay công ty du học Nhật Bản ra đời. Với nhiều chiêu trò giới thiệu và vẽ ra viễn cảnh tươi sáng mà nhiều người vừa đặt chân xuống sân bay đã “vỡ mộng”.
Tiếng bật bõm, có những bạn chuẩn bị visa cho kì nhập học sắp tới của mình mà mới học được một vài câu chào hỏi. “Cò mồi” thất hứa: nhiều bạn sang Nhật du học được công ty hứa hẹn giới thiệu công việc nhưng khi sang đó tất cả chỉ là lời hứa. Tiếng không có, công việc cũng không gây ra tình trạng trộm cắp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao cũng như hình ảnh người Việt Nam trên thế giới.
Nhiều người cũng vì mang danh xuất ngoại, thu nhập cao mà trốn đi làm chui, bất chấp quy định Pháp luật Nhật Bản cho du học sinh chỉ được làm 28 tiếng/ tuần. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập – mục đích chính trước khi sang đó, nghiêm trọng hơn nhiều bạn đã bị đưa về nước.
Nhật Bản có phải là đất nước của hi vọng, của tri thức hay sự đổi đời còn phụ thuộc vào mục đích và sự phấn đấu của chính các du học sinh, tu nghiệp sinh. Hãy để Việt Nam không chỉ là đất nước có nguồn lao động chân tay dồi dào mà còn là nguồn cung cấp đội ngũ tri thức, lao động bằng chất xám. Không phải ai cũng đi và làm được điều này, các bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chiến đấu với khó khăn thử thách tại xứ người. Có vất vả mới có thành công được các bạn hãy nhớ điều này
 nguồn: Sóng Trẻ

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*