Cuộc sống đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

Các địa phương tỉnh Quảng Bình đang tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, XKLĐ hiện là hướng đi chính giúp người dân làm giàu thay đổi cuộc sống...

Xuất khẩu lao động vẫn đang là giải pháp giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp người dân có cuộc sống ấm lo, giảm nghèo đói. Những năm gần đây tại Quảng Bình vẫn luôn tích cực trong công tác XKLĐ, hàng nghìn lao động có nguồn thu nhập cao, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 18.377 người, trong đó có 6.141 lao động nữ.

xuatkhaulaodong

Mở hướng làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động

Thôn Ðông Bắc được xem là “làng xuất ngoại” của xã Ðại Trạch, huyện Bố Trạch. Toàn thôn có 278 hộ với 1.260 người, trong đó có gần 200 người đang làm việc tại các nước, vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan… Nhiều hộ có ba, bốn người đi xuất khẩu lao động, gửi về quê nhà một nguồn tiền lớn. Ðiển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Nam có năm người con cùng xuất ngoại, thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng. Bà Phạm Thị Mai có hai con trai làm việc ở Hàn Quốc, số tiền gửi về được bà dùng để xây dựng hai ngôi nhà hai tầng khang trang và dành dụm vốn để sau này con trở về quê lập nghiệp. Bí thư Chi bộ thôn Ðông Bắc Phạm Công Chức chia sẻ, nhờ nguồn thu nhập từ XKLÐ mà hiện nay, số hộ giàu và khá chiếm 90%, toàn bộ nhà ở xây dựng kiên cố, khang trang, trong đó hơn 100 nhà cao tầng.

Bên cạnh Ðại Trạch, xã biển Nhân Trạch cũng là điển hình giảm nghèo và làm giàu chính đáng nhờ XKLÐ. Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch Phạm Mạnh Hùng cho biết, đến nay, toàn xã có hơn 1.600 lao động đang làm việc ở nước ngoài, mỗi năm gửi về quê hơn 200 tỷ đồng tạo nguồn lực lớn trong xây dựng quê hương. Trong ba năm gần đây, bộ mặt của xã thay đổi hẳn, nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều; đồ dùng, trang thiết bị đắt tiền phục vụ sinh hoạt trong gia đình bây giờ không thiếu. Gia đình ông Phan Văn Khiển, Trưởng thôn Nhân Quang, xã Nhân Trạch, vốn là hộ nghèo song giờ đây có cơ ngơi mà không ít người mơ ước. Có được thành quả ấy là nhờ ba trong số năm người con ông đi XKLÐ nhiều năm tích góp, xây dựng. Ông Khiển chia sẻ, không chỉ gia đình ông mà cả thôn Nhân Quang trước kia sống phụ thuộc vào nghề biển vốn có thu nhập bấp bênh. Hiện xuất khẩu lao động là hướng đi chính, giúp thôn làm giàu.

Ở xã miền núi Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, gia đình bà Hoàng Thị Phước trước đây thuộc diện khó khăn. Chồng mất sớm, nhà chỉ có vài sào ruộng, một mình bà Phước phải nuôi bốn con trong cảnh thiếu trước hụt sau. Cách đây hơn 5 năm, bà Phước thế chấp tài sản và vay mượn thêm tiền để vợ chồng người con trai thứ ba Ðàm Minh Hiền xuất khẩu lao động sang Ðài Loan (Trung Quốc). Bà Hoàng Thị Phước tâm sự, nhờ chăm chỉ làm ăn và tiết kiệm, chỉ hơn một năm sau, hai vợ chồng Hiền trả hết tiền vay ngân hàng, rồi giúp cho hai cặp vợ chồng anh trai và em út cùng sang lao động ở Ðài Loan. Từ nghèo khó, nhờ XKLÐ, hiện nay, các con đều tự xây dựng hoặc mua nhà, đất ở có giá trị lớn ngay tại quê hương. Nhớ ơn bà con thôn xóm giúp đỡ gia đình mình lúc khó khăn, các con bà Phước còn hỗ trợ, giúp đỡ khoảng 20 người trong xã sang làm việc hợp pháp tại Ðài Loan với mức thu nhập 15 đến 30 triệu đồng/tháng. Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch Trịnh Văn Thắng cho biết, kết quả công tác XKLÐ hằng năm đều vượt mục tiêu đề ra. Người lao động làm việc ở nước ngoài không chỉ giúp gia đình họ thoát nghèo, trở nên khá giả mà còn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cuối năm 2018 xuống còn 7%.

doi-thay-nho-xuat-khau-lao-dong

Nâng cao hiệu quả

xuất khẩu lao động ở Quảng Bình Giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm là một trong các chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, trong đó xuất khẩu lao động là ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các chính sách, quy định về xuất khẩu lao động; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích của XKLÐ. Các thủ tục hành chính, như thông tin về thị trường và đơn vị xuất khẩu lao động, vay vốn tín dụng, hỗ trợ học nghề cũng được cải cách theo hướng đơn giản hóa, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng của tỉnh đã xử lý nghiêm các vụ lừa đảo XKLÐ hoặc trục lợi qua hoạt động đưa người ra làm việc nước ngoài trái phép.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã thành lập Quỹ tín dụng nhân dân nhằm giúp người dân có nơi gửi tiền thuận lợi, an toàn từ nguồn thu nhập khi XKLÐ; đồng thời là kênh vay vốn ưu đãi khi lao động có nhu cầu ra nước ngoài làm việc hoặc đầu tư sản xuất. Thực tế, hàng trăm lao động sau nhiều năm XKLÐ trở về quê cùng số vốn tích lũy đã đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Hữu Hồng cho biết, qua chương trình XKLÐ, mỗi năm, lượng ngoại tệ ở nước ngoài chuyển về khá lớn, nhờ vậy đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Thời gian tới, huyện tích cực làm việc với các cơ quan liên quan và một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín để tìm kiếm thị trường, đưa thêm lao động đi làm việc ở nhiều nước.

Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của xuất khẩu lao động, theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thanh Phương, cần thực hiện tốt mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương và người lao động, công khai minh bạch với chính quyền địa phương và người lao động các điều kiện hợp đồng, nhất là các khoản đóng góp. Cùng với đó, doanh nghiệp XKLÐ phải làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các công việc đi xuất khẩu lao động tuyển dụng chủ yếu liên quan các ngành nghề như thủy sản, thực phẩm, xây dựng, công nghiệp, cơ khí, hộ lý, giúp việc gia đình… với yêu cầu cơ bản đầu tiên là tốt nghiệp cấp 2 với thị trường Nhật Bản, và độ tuổi trung bình từ 18 đến 35, còn với thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan lấy độ tuổi cao hơn và không yêu cầu trình độ. Ngoài ra người lao động phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe.

Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu trong năm 2019 sẽ đưa được 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những thị trường minh bạch, chất lượng và thu nhập cao.

theo báo Nhân Dân

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: