Chuẩn bị gì khi phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản?

Chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn xin visa du học Nhật bản là thắc mắc của hàng nghìn bạn trẻ đang định đi du học. Hôm nay Thăng Long sẽ giúp bạn 5 bước chuẩn bị đơn giản nhất hiệu quả nhất cho buổi phỏng vấn...

Nguyenhaiha99_09@gmail.com:  Em sắp học xong cao đẳng kế toán ở Bắc Ninh, gia đình mong muốn cho em đi du học nhật bản sau khi em tốt nghiệp xong nhưng em chưa biết nên làm thế nào để có thể đi du học, em cần phải chuẩn bị những gì cho lúc phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản ? Mong được anh chị tư vấn giúp ?

Chào em!

Trước tiên để có thể đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm em phải đáp ứng đủ điều kiện cơ bản như:

Đối tượng tuyển sinh du học Nhật Bản:

- Công dân Việt Nam có đủ tài chính để đi du học

- Tuổi từ 18 – 30

- Đã tốt nghiệp THPT

- Có nguyện vọng đi du học và được gia đình ủng hộ

xem chi tiết: điều kiện du học nhật bản

chuan-bi-gi-khi-phong-van-xin-visa-du-hoc-nhat-ban

Các bước chuẩn bị cho buổi phòng vấn xin visa du học Nhật Bản như sau:

1. Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn
Bạn hãy ghi nhớ rằng: việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và giúp bạn bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn.

2. “Dự phòng” trước một số câu hỏi

Khi xin visa du học bất cứ nước nào, các thành viên Lãnh sự quán cũng thường có những dạng câu hỏi về:

  • Thông tin bản thân (tên, tuổi, sở thích…)
  • Gia đình (tên của bố mẹ, anh chị, nghề nghiệp của bố mẹ, có sống cùng bố mẹ không?…),
  • Kế hoạch học tập tại nước đến du học (về trường học, chuyên ngành học, học phí, về nơi sống ở nước ngoài …);
  • Khả năng tài chính (lương tháng của bố mẹ, bố mẹ sẽ cấp bao nhiêu tiền khi bạn đi du học?..);
  • Ý định quay trở về Việt Nam; thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp (sự kiện đáng nhớ nhất trong đời, bạn sẽ là ai trong 10 năm tới?…)

Bạn hãy dự phòng những câu hỏi trên và trả lời chúng như đang diễn tập một cuộc phỏng vấn giả. Làm được điều này, bạn sẽ tự tin hơn khi được phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản thật mà không bị động hay lúng túng.

3. Giữ tâm lý vững vàng

Dù đang “run” đến thế nào thì cũng hãy cố gắng kìm lại, hít thở thật sâu để lấy sự bình tĩnh vốn có. Bạn cứ “bình thường hóa” tầm quan trọng của cuộc phỏng vấn để “quẳng” đi khối áp lực to đùng. Và để “ghi điểm” nhanh chóng với người phỏng vấn. Hãy luôn tỏ ra thân thiện, dễ gần, đừng quên mỉm cười.

4. Luôn trung thực

Trong buổi phỏng vấn để đi du học, bạn phải trung thực trong tất cả các câu trả lời về bản thân. “Chém gió” là điều tối kỵ! Với kinh nghiệm và khả năng của mình, các viên chức của Lãnh sự quán có thừa hiểu biết để lật tẩy sự không trung thực của bạn.

5. Chủ động trong mọi câu trả lời

Hỏi gì đáp nấy khiến bạn chẳng khác gì một… “cái máy” và chắc chắn ấn tượng của người phỏng vấn về bạn sẽ rất mờ nhạt. Thay vào đó, các em hãy sử dụng sự dí dỏm và thông minh thường ngày để trả lời. Ví dụ, với câu hỏi: “Bạn dự định học chuyên ngành gì?”, thay vì chỉ trả lời cụt ngủn: “Tôi định học công nghệ thông tin” thì hãy “sinh động hóa” câu trả lời bằng việc nói ngắn gọn về lý do chọn ngành học đó, về sở thích, đam mê và sơ qua về định hướng nghề nghiệp…

Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Tất nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng, xa câu hỏi.

xem thêm:

Chúc các bạn thành công!

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: