Chia sẻ kinh nghiệm thi tiếng Nhật để đi du học

Trong luyện thi năng lực tiếng Nhật thì phần đọc hiểu tiếng nhật được chú ý hơn ở các cấp độ cao N2,N1 . Một số các bạn khi tham dự kỳ thi năng lực tiếng Nhật, điểm tổng thường bị kéo xuống do yếu trong phần đọc hiểu bởi ..

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay, nó khá quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống nhưng nó còn quan trọng hơn với những ai chuẩn bị đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là dành cho những người học tiếng Nhật để du học Nhật. Kỳ thi này đòi hỏi sự tập trung rất cao của thí sinh. Dưới đây là một số kinh nghiệm của những người đã từng trải qua kỳ thi này, các bạn hãy cùng đọc và rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình nhé.

Phần thi từ vựng

Có đến hơn 60% các từ xuất hiện trong đề thi đều đã xuất hiện trong các quyển sách dành cho ôn luyện thi kyu. Vì vậy các bạn nên làm bài kỹ các quyển sách đó một cách tốt nhất. Do đặc điểm của cách làm bài thi kyu là phải tô bút chì vào tờ giấy trả lời, khá là mất thời gian, đồng thời việc kiểm tra lại sau khi làm bài cũng bất tiện nên các bạn làm câu nào thì liếc nhìn lại một lần câu đó cho chắc ăn rồi hãy làm tiếp câu sau. Thời gian làm bài eo hẹp nên trung bình chỉ có khoảng 30 giây để suy nghĩ cho mỗi câu hỏi.

Khi bước vào kì thi chính thức, bạn nên bình tĩnh, tự tin đọc kĩ câu hỏi để khoanh đúng đáp án chính xác. Những câu hỏi mà bạn không thực sự tự tin, hãy khoanh tạm thời một phương án trả lời nào đó rồi đánh dấu nhớ lại và chuyển ngay sang các câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn còn thừa thời gian sau khi đã hoàn thành bài thi, bạn có thể suy nghĩ lại các câu hỏi mà bạn chưa thực sự chắc chắn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm bài.

chia-se-kinh-nghiem-thi-tieng-nhat-de-di-du-hoc

Phần thi nghe

Do không có điều kiện luyện tập nhiều nên người học tiếng Nhật ở Việt Nam hơi bị bất lợi ở phần thi này. Bạn nào ở Hà Nội, đi thi ở trong trường Ngoại Ngữ sẽ thấy do trường ở ngay sát nhà dân nên khi thi, xen lẫn tiếng băng cát sét sẽ có cả những tiếng ồn lạ tai khác nữa ;-). Thi nghe dễ bị lừa nhất là phần thi kèm theo tranh. Kinh ngiệm khi làm bài nên chọn câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu mình ngay sau khi nghe xong đoạn băng. Vì nếu cứ đắn đo thì băng sẽ chạy sang câu tiếp theo mất. Tranh thủ mấy giây chuyển tiếp từ câu trước sang câu sau, bạn nên nhìn vào tranh của câu tiếp theo trước để có thể hình dung phần nào câu hỏi tiếp theo trong đầu
Nói chung phần nghe này đánh theo kiểu lô tô nhiều lắm. Do phải nghe liên tục nên đến phần cuối các bạn có thể sẽ mệt và mất tập trung, cho nên ngay từ đầu cứ bình tĩnh nghe cho đến hết bài thi.

Chú ý:  Khi học bài ở nhà thì các bạn nên làm các điều sau càng nhiều càng tốt:

  • Nghe ít nhất 5 lần không nhìn vào lời thoại
  • Sau khi đọc lời thoại một lần, nghe lại ít nhất 5 lần nữa
  • Nghe cùng với lời thoại ít nhất 3 lần nữa
  • Không nhìn vào lời thoại, cố gắng đọc to khi bạn nghe ở 3 lần tiếp nữa

Vào trước ngày thi, nghe các đĩa CD của một vài bài luyện thi năng lực tiếng Nhật các năm trước để tai bạn làm quen với các đoạn hội thoại tiếng Nhật. Trừ khi bạn đang sống ở Nhật Bản, còn không bạn rất hiếm có cơ hội được nghe tiếng Nhật hàng ngày.

Đọc hiểu và ngữ pháp.

Đọc hiểu và ngữ pháp thi chung nhưng phần ngữ pháp lại được xếp sau phần đọc hiểu. Các bạn nên làm phần ngữ pháp trước cho dễ ăn điểm. Cũng nên chia trước thời gian, chẳng hạn bao nhiêu phút cho phần ngữ pháp, bao nhiêu phút cho phần đọc hiểu để khỏi lan man làm ngữ pháp mà thiếu thời gian làm đọc hiểu. Cũng giống như phần từ vựng, khoảng 60% các mẫu trong phần ngữ pháp đều đã xuất hiện trong các sách ôn tập. Phần đọc hiểu, đọc câu hỏi trước rồi mới đọc đến bài đọc. Mỗi bài thường có 4 câu hỏi, 3 câu là 3 ý, xếp theo thứ tự các lần lượt được trình bày trong bài. Câu cuối cùng thường là câu bao quát toàn bài.

Phần đọc hiểu có vẻ khó nhất nhưng nếu bạn nào chịu khó ôn luyện một chút thì phần này lại rất dễ ăn điểm, vì nếu bạn hiểu đúng ý của bài thì sẽ trả lời đúng hết, ngược lại nếu hiểu sai thì sẽ bị sai hết. Trong quá trình học, nên có một quyển vở chuyên để ghi các lỗi sai mà mình đã mắc phải khi làm bài tập, bài kiểm tra để sửa sai

Trong luyện thi năng lực tiếng Nhật thì phần đọc hiểu tiếng nhật  được chú ý hơn ở các cấp độ cao N2,N1 . Một số các bạn khi tham dự kỳ thi năng lực tiếng Nhật, điểm tổng thường bị kéo xuống do yếu trong phần đọc hiểu bởi vì phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi  hoặc là có thể do một số chữ kanji mà bạn chưa từng va chạm đến.

Một số bạn thường bị tiêu tốn thời gian trong những phần này mà không nghĩ đến những phần ngữ pháp và từ vựng những nội dung có thể đạt được điểm cao. Với phần này mình khuyên các bạn hãy làm phần từ vựng và ngữ pháp trước bời vì thời gian giành cho các phần này là ít hơn và cũng dễ dàng hoàn thành hơn. Phần đọc luôn luôn là phần cuối cùng trong bài thi. Trong bài đọc thì các bạn nên làm  các đoạn ngắn trước vì thường 2 bài đọc đầu tiền thường dài nhất và chứ nhiều câu hỏi . Điểm chính là mọi người phải hiểu câu hỏi hỏi về vấn đề gì do đó mọi người nên đọc câu hỏi trước nhé. Hầu hết những phần liên quan đến câu hỏi sẽ ở phần gạch dưới trong bài đọc .

Trên đây là một số kinh nghiệm thi tiếng Nhật để đi du học. Trong việc thi cử thì may mắn chỉ chiếm phần nhỏ, chúng ta hãy tự đem may mắn cho mình bằng cách ôn tập kĩ lưỡng, học hành chăm chỉ và tập trung cao độ trong lúc làm bài thì chúng ta sẽ đạt được kết quả như ý. Chúc các bạn du học sinh làm bài thi tốt nhé!

xem thêm bài viết hay liên quan tại đây: Kinh nghiệm học tiếng Nhật của sinh viên Ngoại thương

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*