Chi phí sinh hoạt ở Tokyo khi đi du học Nhật

Tokyo được coi là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất Nhật Bản. Và là nơi được mệnh danh là một trong những thành phố đắt nhất thế giới. Hãy cùng trung tâm du học Nhật Bản - Thang Long OSC tìm hiểu chi phí sinh hoạt ở Tokyo nhé...

Tokyo cũng giống như những thành phố lớn khác, chi phí sinh hoạt thường cao hơn những tỉnh thành. Do đó các bạn lựa chọn đi du học Nhật bản ở khu vực Tokyo chú ý nhé

>> Du học Nhật Bản: Tokyo lọt top 25 thành phố hấp dẫn du học sinh nhất thế giới

Tokyo được coi là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất Nhật Bản. Và là nơi được mệnh danh là một trong những thành phố đắt nhất thế giới.

Hãy cùng trung tâm du học Nhật Bản – Thang Long OSC tìm hiểu chi phí sinh hoạt ở Tokyo nhé.

Chi phí sinh hoạt ở TOKYO đắt đỏ nhất Nhật Bản

Tokyo thủ đô hoa lệ của Nhật Bản với sự phát triển vượt bậc so với nhiều thành phố trên thế giới. Khi làm việc tại đây bạn sẽ có một mức lương cao tuy nhiên mức chi phí để chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng đắt đỏ tỉ lệ thuận với thu nhập. Nếu muốn sang Tokyo làm việc chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc về mức chi phí sinh hoạt tại đây.

Mới đây Tokyo đã vươn lên vị trí số 1, trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. Do đó nếu đi du học hay xuất khẩu lao động làm việc tại Tokyo thì bạn cũng nên cân nhắc các phương án chi tiêu sao cho hợp lý nhất có thể.

Để sinh sống tại Tokyo bạn sẽ phải chi chả các khoản tiền như: tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền điện nước, tiền mua sắm các đồ dùng thiết yếu,…chưa kể đến các khoản bắt buộc khác khi sinh sống tại Nhật Bản( thuế, bảo hiểm,…)

Tiền nhà ở Tokyo

Ngoài chi phí đi du học Nhật Bản trong tất cả các chi phí thì tiền thuê nhà có lẽ là chi phí tốn kém nhất.  Thuê một căn hộ ở Tokyo không có đồ đạc với 2 phòng ngủ ở Tokyo bạn sẽ phải bỏ ra trung bình khoảng 60.000-80.000 Yên mỗi tháng. Những căn phòng chưa có đồ đạc gì cũng có giá cao ngút
- Nếu bạn thuê phòng hoặc căn hộ chung cư trong khu vực trung tâm Tokyo như Shibuya, Shinjuku…thì tiền thuê nhà có thể lên đến khoảng trên dưới 100,000 yên/phòng/người (đây chỉ là tiền thuê nhà không thôi, chưa bao gồm những phụ phí khác, ví dụ như tiền quản lý (nếu bạn thuê chung cư).

- Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó ở xa trung tâm hơn một chút thôi thì đôi khi bạn có thể tiết kiệm được phân nửa số tiền kể trên. Đối với phòng trọ cho các bạn sinh viên thì trung bình mất khoảng 30,000yên/người/tháng hoặc có thể rẻ hơn một chút nếu bạn share phòng.

Chi phí đi lại

Chi phí tiếp theo phải kể đến là chi phí đi lại. Tất nhiên là còn tùy thuộc bạn ở đâu và mức độ đi lại thế nào. Ví dụ bạn sống cách ga Shinjuku khoảng 25 phút, phải đi lại bằng tàu điện vào trung tâm Tokyo hàng ngày thì bạn nên mua thẻ đi tàu tháng của Suica hết khoảng 14,600 yên/ tháng.

Nên làm vé tháng thay vì đi vé lượt

Nếu bạn đi xe đạp thì cần tính thêm phí gửi xe tháng hoặc năm. Nên đăng ký gửi lâu dài cho rẻ vì nếu không tiền gửi xe 1 ngày là 100 yên.

chi phí tại Tokyo 1 người Gia đình
Thuê nhà  ¥30,000 ¥70,000
Điện  ¥3,000 ¥6,000
Nước  ¥3,000 ¥5,000
Gas  ¥3,000 ¥5,000
Internet  ¥2,000 ¥2,000
Truyền hình  ¥0 ¥2,000
Điện thoại cố định (1 máy)  ¥0 ¥2,000
Điện thoại di động (1 máy)  ¥4,000 ¥4,000
Tiền gửi xe đạp/năm ¥0 ¥6,000
Tiền quản lý (nếu ở chung cư) ¥0 ¥20,000

Những mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở Tokyo

***Gạo

Gạo ở  Thành phố Tokyo nói riêng và Nhật Bản nói chung là khá đắt, mức giá rơi vào khoảng 400 – 800 Yên/kg. Thực tập sinh , du học sinh cảm thấy hơi sốc lúc đầu khi biết giá gạo so với ở Việt Nam. Nhưng khi thưởng thức thì quả thật gạo Nhật quả thật rất dẻo và ngon, hạt tròn.

 ***Gia vị

Những mặt hàng này được đóng gói nên có mức giá chung trên toàn quốc Nhật Bản.

Đường: 200 Yên/kg
Muối: 200 Yên/kg
Nước mắm: 400 Yên/chai 300ml

Đồ dùng cá nhân Quần jeans: 2000 yên
Xe đạp: 10 000~ 20 000 yên Áo sơ mi: 1000 yên
Nệm: 5000 yên Giày tây: 3500 yên
Chăn mùa đông: 5000 yên Áo thun: 1000 yên
Chăn mùa hè: 2000 yên Áo khoác mỏng: 1000 yên
Quạt máy: 3000 yên Áo khoác mùa đông: 5000 yên
Máy sưởi ấm mùa đông: 3000 yên Giày thể thao: 3000 yên
Quần tây 3000~5000 yên Tất chân: 100 yên/ đôi

Mặt hàng quần áo tại Nhật Bản

Nhìn chung giá cả các mặt hàng thiết yếu tại Nhật Bản nói chung và ở Tokyo nói riêng là tương đối cao so với ở thị trường Việt Nam tuy nhiên bạn vẫn có thể có cách tiết kiệm để có một cuộc sống dư giả hơn.

Vật giá ở Tokyo rất là đắt đỏ, nhất là về chi phí đi lại và thuê nhà ở. Ngoài ra còn vấn đề đáng quan tâm là việc đi chợ, mua bán ở Tokyo… các bạn sắp đi du học Nhật Bản ở khu vực Tokyo

Lần này đến Tokyo có thể là lần đầu tiên mà bạn một mình ra nước ngoài, tự mình bươn trải cuộc sống xa gia đình. Tùy vào hoàn cảnh mỗi người mà bạn đã có sự chuẩn bị riêng về tiền tài cũng như thông tin, kiến thức về cuộc sống bên Nhật. Nhật Bản là một đất nước tiên tiến, văn minh, hiện đại. Tiện ích cho người dân ở tại đây có rất nhiều bao gồm các nhà hàng, cửa hàng ăn nhanh, cửa hàng tiện ích, máy bán hàng tự động… Tuy nhiên, những tiện ích này không phải là miễn phí, càng tiện ích bao nhiêu thì càng đắt đỏ bấy nhiêu. Thế nên bạn không nên quá kỳ vọng vào các dịch vụ này, ở đây bao gồm cả các bạn mà có dự định đi làm thêm. Nên có sự chuẩn bị thì tốt hơn. Các tiện ích này chỉ nên sử dụng trong trường hợp cần kíp, không tránh được trừ trường hợp bạn có một công việc chính thức, toàn thời gian và cảm thấy giành thời gian cho nghỉ ngơi quan trọng hơn là đi mua bán và nấu nướng.

Chi phí sinh hoạt ở Tokyo khi đi du học NhậtMột của hàng ở Tokyo

Các chuỗi cửa hàng ở Tokyo thường bao gồm các loại sau: cửa hàng tiện ích, cửa hiệu thuốc, cửa hàng 100 yên, cửa hàng tạp hóa và siêu thị.

1, Cửa hàng tiện ích là các cửa hiệu mở 24/24 như FamilyMart, 7Eleven, Sunkus… Ở đây bán rất nhiều loại đồ tiện ích bao gồm đồ ăn nhanh (bento – cơm hộp, onigiri – cơm nắm, bánh mì kẹp), đồ uống, snacks, ít rau củ, đồ ăn nguội như dăm bông, xúc xích, một số loại nước sốt, xì dầu, văn phòng phẩm, tạp chí… Tùy vào cửa hàng mà có thể có mặt hàng riêng như các loại bánh để ăn sáng, thuốc lá… Ngoài ra các cửa hàng này còn cung cấp dịch vụ in ấn, thanh toán tiền điện, nước, bảo hiểm hay các loại phí khác mà bình thường bạn phải dùng thẻ tín dụng. Giá cả ở các cửa hàng tiện ích này là đắt nhất, có thể cao hơn siêu thì khoảng từ 20% trở lên.

2, Cửa hiệu thuốc  là các cửa hiệu chuyên bán thuốc (cảm cúm ho, đau nhức…), các loại đồ vệ sinh như xà bông, nước tắm, dầu gội, đến cả những loại chuyên biệt hơn như thuốc nhuộm tóc, thực phẩm chức năng. Nhìn chung giá ở đây đa dạng, hàng hóa được bán theo giá thị trường nên khó có thể nói là đắt hay rẻ. Bản thân mình thì chưa cần mua gì ở đây do cũng không đau ốm và nhu yếu phẩm thì có thể mua được ở chỗ khác.

3, Cửa hàng 100 yên  là các cửa hiệu mà toàn bộ hàng hóa bên trong đều được bán với giá 100 yên (trừ một số hàng đặc biệt được ghi giá riêng, có thể đắt hoặc rẻ hơn 100 yên). Hai thương hiệu mà mình thường thấy là Can do và Daiso Aoyama. Mặt hàng ở đây rẻ và vô cùng đa dạng. Bạn có thể mua toàn bộ bát đũa, cốc chén, dụng cụ nấu nướng (trừ nồi niêu xoong chảo) ở đây. Những đồ cần thiết như dầu gội, nước tắm, hộp bento, hộp đựng thức ăn, văn phòng phẩm… đều có bán. Ngoài ra, ở đây cũng có bán một ít đồ ăn khô và đồ uống. Tuy là mặt hàng giá rẻ nhưng về chất lượng thì vẫn hơn hẳn những đồ tương đương được bán ở cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam.

4, Cửa hàng tạp hóa là những cửa hàng bán đủ các loại mặt hàng (như kiểu cửa hàng 100 yên) nhưng với mức giá cao hơn nên có sự khá biệt về chất lượng cũng như tính đa dạng của mặt hàng. Một thương hiệu mà mình biết là Donkihote . Với những loại hàng hóa mà bạn đã có thể mua ở cửa hàng 100 yên thì có thể thấy một mức nhảy đáng kể về giá. Tuy nhiên về thực phẩm ở đây thì vẫn rẻ hơn hàng bán ở siêu thị một tí (thấp hơn khoảng 5 đến 10%). Ở đây bạn có thể mua được quần áo, túi xách, dụng cụ DIY, xe đạp… và ngoài ra còn có các hàng hóa được nhập từ nước ngoài (bao gồm cả Việt Nam) nữa. Nhìn chung đây là nơi mà bạn có thể tìm mua những nhu yếu phẩm mà không thấy có bán ở nơi khác.

5,  Siêu thị ở Tokyo khác với siêu thị ở Việt Nam. Ở Việt Nam siêu thị có thể coi là một cửa hàng tạp hóa lớn, bán nhiều mặt hàng hơn. Ở Tokyo, các cửa hàng siêu thị chủ yếu tập trung vào một mặt hàng: thực phẩm. Ngoài ra, nếu có thì sẽ bán cả quần áo nữa. Điểm khác biệt nhất giữa siêu thị và các loại cửa hàng khác là ở đây có bán thịt chưa chế xuất và có cả hải sản (tươi hoặc đông lạnh). Ở đây bạn có thể mua gạo (đôi khi cũng có bán cả ở cửa hàng tạp hóa). Hầu như ở siêu thị nào cũng có bán các loại cơm hộp (bento) đủ các chủng loại (đồ ăn mặn, salad, mì, cơm, sushi…). Một số thương hiệu siêu thị phổ biến bao gồm Life, Co-op, IOIO , AEON.

Khi mà bạn mới đến Tokyo, chưa nắm rõ đường đi nước bước thì có lẽ việc hỏi đường đến siêu thị gần nhất là cần thiết. Giá cả ở các siêu thị lớn cũng không hẳn là đắt và chất lượng thì cực kỳ đảm bảo. Khi mua đồ ăn thức uống ở các siêu thị chuỗi, hầu hết là bạn đang mua thực phẩm nuôi trồng tại Nhật, có thể yên tâm về chất lượng.

Nếu như thịt, cá ở Nhật Bản rất ngon mà giá khá rẻ thì giá rau, củ, quả ở đây lại rất cao. 100 – 300 Yên (khoảng 20.000 – 60.000 đồng) với một bó rau, trong đó bó rau 100 Yên chỉ đủ cho một người ăn thôi.

Đối với những loại thực vật cao cấp, hoặc vào thời điểm trái mùa phải nhập khẩu có mức giá cao hơn gấp 2-3 lần.

Thịt gà (ức) 60 – 100 yên / 100g
Thịt gà (đùi) 90 – 150 yên / 100g
Thịt lợn băm hoặc thái mỏng 90 – 140 yên / 100g
Thịt lợn steak 140 – 250 yên / 100g
Thịt bò thái mỏng 130 – 280 yên /100g
Thịt bò steak 240 – 500 yên / 100g
130 – 400 yen / 100g
Bắp cải, cải thảo 200 – 260 yên / bắp
Cải ngọt Nhật 150 – 200 yên / mớ
Cải ngọt Nhật 150 – 200 yên / mớ
Giá đỗ 18 – 25 yên / 200g
Giá đỗ 18 – 25 yên / 200g
Đậu hũ 40 – 80 yên / 300g
Gạo 1650 – 3000 yên / 5kg
Dầu thực vật 260 – 400 yên / lít
Sữa, nước hoa quả 90 – 170 yên / lít
Mì ăn liền 100 – 250 yên / gói
Mì tươi (Ramen, udon) 150 – 250 yên / 3 gói
Gia vị (muối, hạt tiêu… ) 150 – 300 yên / gói hoặc lọ
(Thực lượng không nhiều lắm)

Nhìn chung nếu bạn mua những hàng rẻ nhất ở siêu thị về tự nấu thì mỗi bữa cơm (có thịt, rau) sẽ tốn khoảng 150 – 250 yên, cũng khoảng bằng một bữa cơm ở nhà. Nếu bạn ra ăn ngoài, hay mua cơm hộp, thì giá sẽ rơi vào khoảng như dưới:

Cơm hộp ở siêu thị, cửa hàng tiện ích 350 – 450 yên / hộp
(Đủ cơm, thịt, cá nhưng hơi ít rau)
Hộp salad rau 150 – 250 yên / hộp
Cơm hàng giá rẻ (Cơm theo suất, thường kèm với thịt lợn xào và súp miso) 450 – 550 yên / suất
Fastfood (Đồ ăn nhanh) hoặc cơm hàng thường thấy 500 – 1000 yên / món, suất
Cơm quán ngon 1400 – 2000 yên / món, suất (đắt hơn cũng có)
Ăn buffee thường tầm 3000 yên trở lên

Ở Tokyo cũng có một chuỗi siêu thị nổi tiếng chuyên cung cấp hàng bán buôn tên là Gyoumu Suupaa . Siêu thị này chuyên bán các mặt hàng đóng gói với số lượng lớn, hàng đông lạnh, dĩ nhiên hàng bán lẻ cũng có nhiều và giá vẫn rẻ. Giá ở đây bằng tầm 1/2 hoặc 2/3 so với ở các siêu thị khác. Có rất nhiều chủ các nhà hàng vào đây mua hàng. Theo mình thấy thì hàng hóa ở đây khá là ổn, mặc dù có một số mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc với lượng tiêu thụ cũng không cao lắm thì mình cũng không dám mua. Nhưng nếu bạn mua thực phẩm ở đây thì có thể tiết kiệm được khoảng 1/3 chi phí so với mua ở các siêu thị khác. Siêu thị này ở Koenji và Okubo cũng có.

Tìm được nơi để mua thực phẩm với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đảm bảo bữa ăn hàng ngày có đủ cả chất và cả lượng là việc vô cùng quan trọng để đảm bảo cuộc sống của bạn trong thời gian ở Nhật được ổn định, phục vụ cho những năm tháng học tập tại Tokyo.

Trên đây là một vài thông tin về chi phí sinh hoạt tại Tokyo – Nhật Bản, nếu các bạn chuẩn bị đi du học ở Nhật hoặc đi xuất khẩu lao động ở khu vực Tokyo thì hãy chuẩn bị cho bản thân kiến thức và cẩm nang về khu vực bạn sẽ sinh sống nhé, nói Tokyo chi phí gì cũng đắt đỏ nhưng nếu bạn biết cách chi tiêu và tiết kiệm, chăm chỉ làm việc thì cũng không có gì khó cả

Tham khảo: Các trường Đại học ở khu vực Tokyo

LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ DU HỌC NHẬT BẢN: 1900 1582

3 Comments

  • trung tâm có chỗ ăn ở cho học viên ko anh?em ở quảng bình muốn đi du học nhật kỳ 7/2018.học tiếng miễn phí hả a?

    • Chào Huy
      Trung tâm có ký túc xá cho học viên nhé em. trung tâm đang tuyển sinh kỳ tháng 7/2018, em mau chóng mang hồ sơ qua trung tâm xem cho nhé

  • chi phí sinh hoat đắt nhỉ, em cũng muốn đi tokyo nhưng sợ chi phí cao

Leave a Reply to Huy Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: