“Cá kiếm” đến cả tỷ đồng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Sau 3 năm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động có thể tích lũy được bao nhiêu tiền? Tối thiểu 400 đến 800, người chăm chỉ và có năng lực có thể kiếm bạc tỷ. Con số ấy hẳn khiến nhiều người ngồi mơ nước Nhật với..

Sau 3 năm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động có thể tích lũy được bao nhiêu tiền? Tối thiểu 400 đến 800, người chăm chỉ và có năng lực có thể kiếm bạc tỷ. Con số ấy hẳn khiến nhiều người ngồi mơ nước Nhật với thoát nghèo, đổi đời, với giàu lên nhanh chóng. Sự thật có là vậy không? Hãy tìm câu trả lời trong nội dung tóm lược về buổi tọa đàm “Giáo dục nghề nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn TP.HCM” do Sở LĐ, TB & XH TP.HCM tổ chức mới đây.

Cũng tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhận định: người tham gia xuất khẩu lao động sau những năm làm việc tại nước ngoài có thể tích lũy được cả tỷ đồng khi trở về. Đặc biệt, khi về nước, họ rất dễ xin được việc làm với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng.

"Cá kiếm" đến cả tỷ đồng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản rộng mở và hấp dẫn

Các công ty tiếp nhận lao động xuất khẩu phía Nhật Bản thời gian gần đây đã đẩy mạnh tuyển dụng lao động đến từ Việt Nam. Năm 2015 là thời gian đỉnh điểm của xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lớn đến mức nhiều công ty Việt Nam không chuẩn bị kịp lao động đủ điều kiện để thực hiện theo yêu cầu của phía Nhật Bản.

Nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào nền sản xuất công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất ô tô, máy móc của các tập đoàn lớn Nhật Bản. Ngoài ra thì nhu cầu sử dụng các hàng tiêu dùng mang thương hiệu Nhật Bản cũng đang là một xu hướng trên thế giới, vì vậy nhu cầu về lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bảm làm việc trong các ngành nghề cơ khí chế tạo máy, cơ khí gia công, cơ khí hàn, cơ khí sữa chữa ô tô , đơn hàng thực phẩm đang rất lớn, bất chấp việc lao động Việt Nam chưa hoàn thiện về kỹ năng và tác phong làm việc với tiêu chuẩn Nhật Bản.

Theo thống kê của Sở lao động, thương binh và xã hội TP.HCM, từ năm 2011 – 2016, TP.HCM đã đưa được hơn 55 ngàn lao động xuất cảnh đi làm việc tại nước ngoài, trong đó lao động có hộ khẩu tại TP.HCM là 4.053 người, chỉ chiếm tỷ lệ 7,28%. Qua số liệu thống kê cho thấy thị trường thu hút nhiều người lao động đi làm việc là xuất khẩu lao động Nhật Bản 31.257 người chiếm tỷ lệ đến 56,17%, làm công xưởng, giúp việc gia đình tại Đài Loan: 12.630 người, tỷ lệ 22,69%; Malaysia: 4.883 người, 8,77%; Hàn Quốc 3.595 người, chiếm tỷ lệ 6,46%.

Hiệu quả từ hoạt động đưa người đi xuất khẩu lao động nước ngoài đã góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tiết kiệm vốn đầu tư để tạo chỗ làm việc mới trên địa bàn TP.HCM. Về mặt chất lượng, lao động đã đi làm việc ở nước ngoài đa số có nhiều thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với vị trí công việc của nước tiếp nhận và bản thân người lao động đã rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, thích nghi với cường độ làm việc cao, tiếp cận một số công nghệ khoa học kỹ thuật, tích lũy tay nghề, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng; thông qua chỉ số chất lượng của số lao động đã được xuất khẩu đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố. Trong thời gian làm việc, người lao động có thể tích lũy một khoản thu nhập và chuyển về nước góp phần cải thiện cuộc sống. Và với việc tích lũy thu nhập, sau khi hoàn tất hợp đồng, người lao động về nước có thể sử dụng nguồn vốn để tự tạo việc làm và tham gia giải quyết việc làm cho người lao động trong hộ gia đình.

Phát sinh nhiều tiêu cực từ hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản

Đại diện Trung tâm xuất khẩu lao động thuộc Công ty dệt may Sài Gòn cho rằng, tiêu cực đã phát sinh không ít trong quá trình triển khai chương trình này. Các công ty đưa ra nhiều quy trình với mức giá dịch vụ khác nhau, khiến thị trường xuất khẩu lao động bị nhiễu loạn thông tin. Một số doanh nghiệp chỉ thành lập với mục đích trung gian, mua bán nguồn lao động chứ không phải là đơn vị triển khai trực tiếp đơn hàng của đối tác Nhật Bản, khiến cho người lao động phải đi qua nhiều bước phức tạp hơn.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với cò mồi, môi giới bên ngoài để thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng theo quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng người lao động mất số tiền lớn mới được tham gia chương trình. Vấn đề này hiện nay vẫn đang rất phức tạp vì các cơ quan chức năng chưa có biện pháp để hạn chế triệt để. Đây là một nguyên nhân căn bản dẫn đến phát sinh khi người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Về vấn đề đào tạo, đối với các doanh nghiệp có chương trình đào tạo chính quy sẽ bao gồm: đào tạo trước phỏng vấn, đào tạo tiếng Nhật Bản, văn hóa, lối sống, đất nước, con người Nhật Bản. Ngoài ra họ còn được đào tạo tác phong phỏng vấn, rèn luyện tay nghề theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.  Giai đoạn 2 là đào tạo sau khi trúng tuyển: đây là giai đoạn đào tạo tiếng Nhật nâng cao và bồi dưỡng thêm tay nghề. Qua thực tế triển khai, đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo theo định hướng cơ bản trên sẽ hạn chế dẫn đến phát sinh.

Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp vì vấn đề lợi nhuận và muốn rút ngắn thời gian nên khi triển khai chương trình đã không chú trọng vào giai đoạn 1. Từ đó dẫn đến người lao động khi bước vào giai đoạn 2 không đủ tiếng Nhật cơ bản để tiếp tục trau dồi thêm. Khi số lao động này xuất cảnh sẽ không đủ trình độ giao tiếp lúc ban đầu để học tập tại các nghiệp đoàn và sau đó là làm việc tại các xí nghiệp. Lao động Việt Nam rơi vào tình trạng bất đồng ngôn ngữ, không hiểu rõ về quy trình công việc cũng như yêu cầu cụ thể hàng ngày của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra mâu thuẫn với chủ doanh nghiệp, dẫn đến người lao động bị kết thúc hợp đồng và phải về trước thời hạn.

Lao động có tay nghề đạt tiêu chuẩn thì thu nhập tại Nhật cao hơn nhiều lần

Theo ông Trần Viết Phú, phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP.HCM, một lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện phổ thông nhận mức lương bình quân khoảng 100 USD, trong lúc đó lao động có tay nghề đạt theo tiêu chuẩn JID sẽ nhận được khoảng 4.000 USD. Vì vậy việc đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu lao động rất quan trọng.

Để thực hiện được việc này, cần phải có sự tham gia mạnh mẽ của cơ quan quản lý nhà nước, đổi mới phương pháp quản lý và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực, có các cơ quan khảo sát và dự báo chính xác nhu cầu nguồn nhân lực XKLĐ tại các nước, khả năng, triển vọng. Thứ hai là phải có sự tập trung đầu tư về các nguồn lực, trong đó chú ý đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với sự phát triển của công nghệ, cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp và xã hội hóa đào tạo nghề, có các chính sách hỗ trợ thiết thực cho lao động học nghề, nhất là kỹ thuật cao để “xuất khẩu lao động tinh”.

Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo nghề xuất khẩu lao động phải xóa bỏ bao cấp, hoạt động tương tự như một doanh nghiệp theo cơ chế thị trường từ khâu tiếp thị, quản lý quá trình đào tạo, cung cấp sẩn phẩm, tạo thương hiệu, cạnh tranh… Cơ sở dạy nghề tìm nhiều giải pháp để đào tạo, tuyển dụng được đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên đạt chuẩn trình độ, kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp theo các nước phát triển, giáo viên phải được trải nghiệm thực tế, đạt chuẩn ngoại ngữ phù hợp.

Muốn trình độ của lao động xuất khẩu tiếp cận được với trình độ quốc tế để “xuất khẩu tinh”, lao động trình độ cao và thống nhất đồng đều tại các địa phương, các cơ sở đào tạo thì phải sớm ban hành khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tương đương các nước trong khu vực và quốc tế, công nhận lẫn nhau.

Đó là thực trạng xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Tp.Hồ Chí Minh còn tại Hà Nội thì sao? Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mang mác tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Hà Nội nhưng thực tế chất lượng thế nào còn chưa rõ. Qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng bạn có thể thấy rõ nhiều đơn vị thực chất chỉ núp danh một công ty mẹ nào đó, rồi chăng mạng nhện “bắt mồi” khiến bạn phải lòng vòng nhiều bước, ăn chặn tiền đủ kiểu mà đào tạo trước thi tuyển, bồi dưỡng vốn tiếng Nhật, hiểu biết văn hóa, tay nghề thì không đến đâu.

Rất ít công ty làm đủ các bước trong quy trình đào tạo lao động trước xuất cảnh như ThangLong OSC. Với Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long được đầu tư khang trang, hiện đại từ phòng ốc giảng dạy đến ký túc xá phục vụ học viên, chỉn chu trong khâu lựa chọn giảng viên người Nhật lẫn đội ngũ giáo viên người Việt có chuyên môn cao, ThangLong luôn tự hào đã phái cử thành công hàng nghìn lao động cho thị trường Nhật Bản và được đối tác đánh giá cao về chất lượng lao động.

Để tham gia các đơn hàng đi Nhật mới nhất của công ty như: chế biến thủy sản, đóng hộp, hàn bán tự động, nông nghiệp,… trong tháng 12 này, vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 0868.986.528 – 0981057683 – 0981 079 233 – 0981 079 362 – 0981052583

(Theo Khoa học phổ thông)

 

Đăng bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*


Tags: ,